Từ trung tâm Hà Nội đi về phía Bắc khoảng 30km là làng quê Bắc Bộ thu nhỏ, đó là Việt phủ Thành Chương nằm tại dốc Dây Diều, đập Kèo Cà, xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Nơi đây lưu giữ được những giá trị văn hóa truyền thống đồng thời giới thiệu, phản ánh rõ nét tiêu biểu của vẻ đẹp làng quê Bắc bộ Việt Nam.

Nơi đây nhà văn Kim Lân cùng nhiều bạn bè của ông đã đặt cho khu nhà vườn rộng 10.000m2 của con trai ông, họa sỹ Thành 
Đến nơi đây du khách có thể tận hưởng sự thanh bình, yên tĩnh của đặc trưng làm quê Bắc bộ Việt Nam có từ hàng trăm năm trước. Với lối kiến trúc pha chút hiện đại cùng với hàng vạn hiện vật mang giá trị văn hóa lịch sử từ các triều đại Đinh, Lý, Trần, Lê,.. đã khiến Việt phủ Thành Chương trở thành điểm du lịch văn hóa hấp dẫn ngay gần chốn thị thành.
Từ cổng vào Việt phủ Thành Chương, đã gợi cho du khách nhớ đến vẻ đẹp cổ xưa của cổng làng Thổ Hà, Đường Lâm. Chiếc cổng gỗ có 3 cửa, một cửa chính và hai cửa phụ, phía trên có một tum nhỏ lợp ngói đỏ, xung quanh được bài trí nhiều tượng đá và hoa văn trạm trổ tinh tế. Khi bước vào bên trong cổng, du khách sẽ gặp những nét thân quen, dân dã của thôn quê: một hồ câu cá với chiếc cầu đá để ngồi câu nằm ở bên phải, một giếng nước cổ được họa sĩ chuyển từ Thanh Hóa về đây nằm ngay phía bên trái và con đường dẫn du khách từ cổng vào tham quan toàn bộ Biệt phủ cũng mang đậm dấu ấn xưa với những hàng gạch bát tràng được lát khá đều đặn.
Một trong nhưng điểm hấp dẫn nhất là khu nhà cổ với những kiểu dáng và phong cách sắp đặt khác nhau. Khu nhà cổ này gồm 3 kiến trúc nhà đặc trưng khu vực Bắc bộ Việt Nam, trong đó, ấn tượng nhất là ngôi nhà cổ năm gian bằng gỗ lim, rộng khoảng 200m² – đặc trưng kiến trúc nhà cổ khu vực đồng bằng Bắc bộ, đã được chủ nhân chuyển nguyên bản từ Nam Định về đây. Với cái tên rất đỗi thanh bình “Thanh Tĩnh”, ngôi nhà được trạm trổ công phu và trang trí cầu kì với hai bên cửa là hàng câu đối sơn son thiếp vàng; bên trong nhà có trưng bày nhiều loại đồ cổ quý hiếm và những bức tranh sơn mài rất đẹp. Để tạo thêm nét bình dị, dân dã, phía trước ngôi nhà còn có một ao sen, giếng nước, chum, vại nước, cây cối xanh tốt; phía sau ngôi nhà là một kiểu Nhà Tranh Vách Đất – mô phỏng rất chi tiết nhà tranh vách đất của người nông dân thời xưa với cổng vào được trát bằng đất, hai bên tường nhà cũng trát đất, ở phía trước có đặt chõng tre, bàn ghế tre, bộ ấm chén cổ, chum vại, điếu cày, đặc biệt, ở hai bên đầu nhà có để một số nông cụ, vật dụng làm ruộng như: cày, bừa, cuốc, xẻng, liềm,…
Ngoài 3 kiến trúc nhà cổ đặc trưng, Việt phủ Thành Chương còn có nhiều công trình kiến trúc rất đẹp khác, điển hình như:
- Tháp Nước cao 5 tầng. Đây là một Tháp Nước nằm ngay bên cạnh ngôi nhà sàn với lối kiến trúc dựa theo kiến trúc chùa Dâu. Ở tầng dưới cùng của Tháp có trưng bày bàn ghế cổ và một chiếc trống lớn được kê trên bục gỗ.
- Khu Thờ Phật Tổ ngoài trời. Nơi đây được bài trí trang nghiêm với tượng phạt tổ ở chính giữa, xung quanh là các cây hương bằng đá, hai bên bậc đá dẫn lên chân Phật Tổ có đặt rất nhiều cây cảnh, càng tôn thêm vẻ đẹp của nơi thờ tự.- Một khu nhà 5 tầng màu trắng có kiến trúc rất tinh tế: ẩn mình dưới những vòm mái cong theo lối đình chùa cổ, khu nhà có cái tên rất thơ mộng Tường Vân, nghĩa là mây lành. Liền đó là nếp nhà Thuỷ Đình mộc mạc với những cánh cửa gỗ đã bạc màu cùng với thời gian.Việt phủ Thành Chương vào tháng 5 hàng năm càng đẹp lộng lẫy hơn vì nó được tô điểm bởi màu đỏ rực rỡ của hoa phượng. Liền ngay đó là nếp nhà Đại Khoa với những bộ bàn ghế đơn sơ mộc mạc, càng làm tăng thêm nét văn hóa cổ xưa…Du khách đến được tự do chiêm ngưỡng , khám phá những nét tinh hoa của văn hóa Việt Nam. Chính cái nét đẹp thôn dã, điền địa của Việt phủ và sự mến khách, khả năng sắp đăt, bày trí nghệ thuật rất khéo léo, tài tình của chủ nhân đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách mỗi khi có dịp đến đây. Đều này thu hút nhiều khách nước ngoài cũng như trong nước với quy mô tăng nhanh mỗi năm. Bạn muốn du lịch về đây có thể tham gia các tour du lịch hay đi du lịch bụi.