Monday, May 12, 2014

Trải nghiệm độc đáo lễ rước Kpan của người Ê Đê

Các bạn đã từng bao giờ trải nghiệm 1 lễ hội vô cùng độc đáo và hoàng tráng của đồng đào Ê đê với tên gọi là lễ rước Kpan chưa nào ?. Nếu chưa thì đây sẽ là cơ hội hiếm có dành cho bạn bởi vì đại lý V&V Booking đang có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giảm giá đặc biệt vé máy bay Sài Gòn đi Buôn Ma Thuột giá rẻ đó các bạn ơi



Để có tiết kiệm thời gian và công sức khi đặt vé tại đại lý V&V Booking của chúng tôi, các bạn có thể tham khảo qua dịch vụ đặt vé máy bay trực tuyến của chúng tôi nhé

Có nhiều người vẫn còn thắc mắc không biết Kpan là cái gì ?. Vậy để tôi giới thiệu qua cho các bạn hiểu rõ hơn nhé. Kpan là tên gọi một loại ghế dài của người Êđê, được đặt trong nhà dài, thường dùng làm chỗ ngồi của dàn chiêng trống trong các dịp lễ hội, lễ cúng thần. Thân Kpan làm bằng gỗ, dài từ 6 đến 8 mét, rộng từ 50-60 cm, cao 10-15 cm. Chân đế Kpan gồm 4 chiếc, cũng làm bằng gỗ khối hình thang, cao 40- 50 cm, độ dày và rộng đủ chắc chắn để đỡ thân Kpan phía trên

Gỗ để làm Kpan thì các bạn phải chọn loại cây rừng lâu năm, cao, to và chất lượng tốt nhé các bạn. Một hộ gia đình trong buôn làng thì không thể làm nổi Kpan mà cần hợp sức của nhiều hộ trong nhiều ngày thì mới có thể hoàn thành xong được. Theo những người già làng của dân tộc Ê đê cho biết: Gia đình nào muốn tổ chức làm lễ rước Kpan thì gia đình đó phải có kinh tế khá giả, sống hòa thuận, hay giúp đỡ mọi người xung quanh.


Đối với các gia đình Êđê, Kpan tượng trưng cho sự giàu có của gia đình và là niềm tự hào của cả buôn làng. Chính vì vậy, lễ rước này được xem là sự kiện của cả cộng đồng dân tộc Ê đê, Tây Nguyên. Trong sự kiện trọng đại này, người chủ gia đình không chỉ phải lo đủ số trâu, bò, lợn, gà, rượu cần , gạo phục vụ cho bà con trong những ngày làm Kpan, mà theo tục lệ còn phải là người đã tổ chức được các lễ hiến sinh, cầu sức khỏe có nhiều cuộc khoản đãi cộng đồng

Do đồng bào Ê đê theo chế độ mẫu hệ nên việc tìm chặt cây phải được bàn định trước với gia đình bên vợ và cây rừng để làm K’pan phải được người phụ nữ có tiếng nói trong gia đình lựa chọn. Đó là một cây gỗ cổ thụ, cao, to, thẳng, đã được thần linh chứng giám cho phép chặt từ rừng thiêng. Trước khi muốn chặt cây lớn mang về làm K’pan thì chủ nhà phải lấy một mảnh nhỏ vỏ cây mang về cúng thần.

Để tránh mọi điều xui xẻo và mang lại nhiều may mắn cho gia chủ K’pan, khi đi chặt cây gỗ lớn nhà chủ và thầy cúng phải chọn ngày đẹp trời, trong buôn làng không có chuyện gì xảy ra như đám tang gì cả. Dẫn đầu đoàn vào rừng chặt gỗ là người lớn tuổi trong nhà cùng thầy cúng, tiếp đó là 7 người con trai khỏe mạnh mang theo búa và rìu đi, đoàn đi cuối là dân làng và người nhà mang lương thực để phục vụ họ


Đến chỗ cây lớn đã định, thầy cúng và chủ nhà phải chọn chiều cây đổ dọc theo dòng nước chảy rồi mới cho bổ rìu. Chủ nhà là người bổ nhát rìu đầu tiên rồi sau đó mới đến mọi người. Cây ngả xuống, người ta chặt sạch cành lá, chủ nhà và thầy cúng đi lên thân cây 7 lần để đuổi tà ma, rồi những người thợ mới được dùng rìu đẽo cây thành chiếc K’pan có hình chiếc thuyền với những đường nét khỏe khoắn.

Sau khi thầy cúng cầm rìu bổ nhẹ vào K’pan theo tục lệ, mấy chục trai tráng trong buôn cùng khênh K’pan về buôn, còn những thanh niên nam nữ khác vừa đi theo múa hát, gõ chiêng. Đến đầu buôn, đám rước đặt K’pan xuống cho thầy cúng phủ vải đỏ lên rồi mới đưa về, đặt ở vườn sau của chủ nhà. Các ngày sau đó, những người thợ khéo tay nhất buôn sẽ chạm khắc những hoa văn có tính biểu tượng truyền thống Êđê lên chiếc K’pan và họ được chủ nhà nuôi cơm rượu.

Thường khi làm xong một chiếc Kpan mới, người Êđê sẽ tổ chức lễ rước Kpan từ rừng về nhà giống như nghi thức đón một thành viên mới gia nhập vào gia đình vậy các bạn ạ. Để trải nghiệm trọn vẹn nghi lễ rước Kpan độc đáo này thì các bạn mau mau sắm cho mình những tấm vé máy bay giá rẻ chính hãng của chúng tôi ngay nhé

0 comments:

Post a Comment