Saturday, May 10, 2014

Trải nghiệm lễ hội cốm mới Xa Mắc ở đồng bào Tây Nguyên

Đến với mảnh đất Tây Nguyên này các bạn đừng qua những cơ hội khám phá những lễ hội vô cùng đặc sắc và ấn tượng của đồng bào nơi đây, nổi lên trong số đó phải kể đến lễ hội cốm mới hay còn gọi là lễ hội Xa Mắc các bạn nhé

Tại sao các bạn không cùng chúng tôi thử đặt vé máy bay Sài Gòn đi Buôn Ma Thuột giá rẻ đến đây trải nghiệm 1 lần thử xem sao nhỉ ?

>> Các bạn có thể tham khảo lịch bay vietjetair của chúng tôi để có những sự lựa chọn thông minh cho chuyến du lịch của mình sắp tới....


Từ bao đời nay, trong tâm thức của họ luôn tin rằng mùa màng được tươi tốt, thu hoạch được bội thu là do các vị thần linh đã phù hộ và che trở cho họ mới được như vậy. Ngược lại nếu mà để các thần linh nổi giận thì mùa màng, gia súc, gia cầm thời gian đó sẽ bị mất mùa, thất bại. Chính vì vậy trong hệ thống thần linh của đồng bào Tây Nguyên có 3 vị nữ thần thì thần Ia Pôm được đồng bào suy tôn là thần Lúa...

Lễ hội mừng cốm mới được tổ chức sau khi mùa màng của họ đã được thu hoạch xong, và công đoạn chuẩn bị lễ hội cũng rất cầu kỳ, hoành tráng. Trước ngày diễn ra lễ hội, những thanh niên trai tráng trong buôn làng vào rừng kiếm cho mình những cây gỗ, tre, nứa và nhiều loại khác để về làm đàn tế. Còn các thiếu nữ ở nhà sẽ có nhiệm vụ là giã gạo, thổi cơm, nướng thịt làm cỗ. chuẩn vị váy áo kơtếch cho ngày lễ. Ngoài ra họ còn làm mới những vòng trang sức, vòng bạc của mình như mới để diện đi chơi hội


Bước vào ngày lễ hội chính thức, tất cả già trẻ gái trai trong buôn làng đều diện cho mình những bộ trang phục đẹp, lộng lẫy nhất. Những thiếu nữ ở nơi đây, ngoài những bộ trang phục truyền thống thì cổ và tay của họ được tô điểm thêm là những chiếc vòng kiềng và vòng bạc không kém phần hấp dẫn. Lễ hội được tổ chức xung quanh nhà rông của buôn làng ở hầu hết các dân tộc ở Tây Nguyên, còn một số dân tộc như Ê đê và Kor không có nhà rông thì họ lại tụ tập xung quanh nhà của già làng các bạn ạ

Trong thời gian diễn ra lễ hội, tiếng cồng chiêng là một nhạc cụ không thể thiếu, sự yên tĩnh bấy lâu nay của núi rừng bỗng nhiên trở nên sôi động, náo nhiệt hơn bao giờ hết. Giờ phút linh thiêng đã đến, già làng cùng thầy cúng khoác trên mình những chiếc áo Blan, Kơtếch tiến về phía đàn tế đọc lời khấn cúng Sau bài khấn của thầy cúng đã xong, dân làng tới dự lễ hội đồng thanh lấy hơi la hú thật dài. Tiếng chiêng trống nổi lên sôi động và  rộn ràng khắp nơi. Đội diễn xướng xoang Táp Xgor xuất hiện bên hông nhà rông tiến vào khu lễ hội, sau đó  ghé thăm các hộ gia đình trong buôn


Khi họ đến gia đình nào, họ múa, di chuyển quanh nhà một vòng ngược chiều kim đồng hồ, sau đó các thành viên trong đội hình múa, chiêng lần lượt lên nhà. Chủ nhà đã chờ sẵn ở cửa, ngay sát cầu thang lên xuống, đưa vào miệng mỗi thành viên một nắm cốm dẻo thật thơm ngon. Sau khi đi hết các gia đình trong buôn, đội diễn xướng múa, chiêng quay trở lại khu lễ hội quanh nhà rông hoà vào đám vui chơi, ăn uống.

  Lễ hội mừng cốm mới diễn ra chỉ trong 1 ngày nhưng nó đã giúp mọi người tạm thời quên đi những vất vả, mệt nhọc của cuộc sống hàng ngày, để hòa mình vào những điệu nhảy, âm thanh du dương của tiếng cồng chiêng; được cười đùa, nói chuyện, cùng nhau quây quần bên đống lửa thưởng thức, nhâm nhi những ché rượu cần thơ ngon thì còn gì tuyệt vời bằng

0 comments:

Post a Comment