Sunday, April 20, 2014

Chùa Trầm ngôi chùa cổ kính tuyệt đẹp tại Hà Nội

Danh thắng chùa Trầm là một địa điểm du lịch khá thú vị nằm cách Hà Nội khoảng 25 km, thuộc xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Tây cũ là nơi thu hút nhiều du khách đến thăm quan

Với lịch trình bay, giờ bay Đà Nẵng Hà Nội chính hãng Vietjetair sẽ đưa bạn đến với nơi đây khám phá một cách dễ dàng nhất


Chùa nằm dưới chân núi Tử Trầm Sơn, thuộc vùng đất So Sở, là một quần thể kiến trúc kết hợp hài hòa giữa kiến trúc chùa Bắc Bộ và núi, hang động tự nhiên. Tới đây ngoài thăm quan thắng cảnh Chùa bạn còn được vào sâu trong lòng Hang, nơi đặt các bức tượng phật làm bằng đá. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm lịch bay Hồ Chí Minh Hải Phòng chính hãng Vietjetair nếu bạn có ý định du lịch tại đây nhé

Chùa Trầm được xây dựng vào đầu thế kỉ 16, chùa được lập từ đời Lý Cao Tông năm 1185, được trùng tu tôn tạo qua nhiều triều đại, tạo thành một quần thể kiến trúc độc đáo với 104 gian


Chùa Trầm có 3 khu kiến trúc chính trải dần theo độ cao của triền đồi, bao gồm:

*  Cụm thứ nhất gồm 4 cột trụ và 2 quán và nhà Giá Ngự nhìn ra mặt hồ sen
*  Cụm thứ 2 gồm một toà gác chuông 2 tầng mái, treo một quả chuông đúc năm 1794
*  Cụm thứ 3 là chùa chính, gồm nhà bái đường, toà thiêu hương và thượng điện; hai bên là 2 dãy hành lang; trong cùng là nhà tổ

Đến với chùa bạn sẽ cảm nhận một không khí linh thiêng, êm đềm của những ngôi chùa vùng Bắc Bộ. Đường dẫn vào chùa đi qua nhiều làng, nơi bạn có thể tự mình khám phá những hoạt động thường ngày của người dân quê


Tương truyền ngày xưa ở trên đỉnh núi này có một cây trầm rất to, thân cây nhiều người ôm không xuể, tỏa hương thơm khắp vùng. Sau này, dù cây không còn nữa nhưng người ta vẫn gọi là núi Trầm hay núi Tử Trầm. Toàn bộ khu núi Trầm này xưa kia cũng là nơi vua Lê, chúa Trịnh đặt hành cung và đã cho xây nhiều công trình mà nay vẫn còn dấu tích

Đến với chùa Trầm, du khách không chỉ được thắp hương lễ Phật, cầu mong cho mình những điều tốt đẹp mà còn được thưởng ngoạn cảnh thiên nhiên đặc sắc trong động Long Tiên, trên núi Tử Trầm. Vãn cảnh chùa xong, du khách có thể vào khám phá động Long Tiên

Ở gian rộng nhất của động là chùa Hang với ban thờ Phật và nhiều bức tượng thờ khác, đều được tạc bằng đá. Ngoài ra, chùa Hang còn có các văn bia khắc trên vách động, trống đá, khánh đá rất đẹp. Ở các ngách động sâu và hẹp hơn, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tuyệt tác long lanh từ nhũ đá và nước ngầm của thiên nhiên như: “Bầu sữa mẹ”, “Bông hoa đá”, “Mái tóc tiên”

Chúc các bạn có những giây phút thư giãn hòa mình vào không gian tâm linh huyền bí và khám phá nhiều cảnh đẹp tại Chùa Trầm các bạn nhé

Nguồn: Vietjetair - V&V Booking

Khám phá làng Chuông với với đặc sản nón lá

Ở mảnh đất thủ đô này có rất nhiều địa điểm du lịch mà bạn nên khám phá nổi bật trong số đó phải kể đến làng Chuông với đặc sản nón lá các bạn ạ. Thật tuyệt đúng không nào, vật các bạn nhanh tay đặt vé và tham khảo lịch bay Đà Nẵng Hà Nội để vi vu đến đây ngay thôi

Làng Chuông danh bất hư truyền với 300 năm nổi tiếng với nghề làm nón lá. Chiếc nón làng Chuông đã in đậm dấu ấn của người phụ nữ Việt Nam và chu du khắp nơi trên thế giới đó các bạn. Với dịch vụ đặt vé máy bay trực tuyến mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp các bạn có nhiều cơ hội sở hữu những tấm vé máy bay giá rẻ chính hãng


Làng Chuông xưa kia nức tiếng về nghề nón, nón cổ cũng rất đa dạng với nhiều mẫu mã để phục vụ nhiều đối tượng khác nhau. Vào các ngày 4, 10, 14, 20, 24, 30 hàng tháng, phiên chợ nón lại tấp nập; các mẹ, các chị lại nhộn nhịp ra chợ để chào bán sản phẩm độc đáo của quê hương

Công việc của những người làm ra nón đòi hỏi sự cần mẫn, tỉ mỉ và làm hoàn toàn thủ công. Lá nón nhập từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Thọ, Yên Bái... được chọn từng lá một và phân loại thật kỹ. Lá cứng dùng làm hàng bình dân, lá non dùng làm hàng tốt


Tất cả các lá được phơi đều nắng, chiếc lá từ xanh chuyển sang mầu trắng bạc, chín đẹp, hơ qua lưu huỳnh để tránh ẩm mốc. Người thợ dùng chiếc giẻ bọc vào lưỡi cày hơ trên than củi sao cho nhiệt độ vừa phải để là lá cho phẳng mịn. Công đoạn này đòi hỏi người thợ phải cẩn thận, căn cho nhiệt độ sao cho vừa phải để chiếc lá không bị cháy, đỏ. Nếu nhiệt độ không đủ, chiếc lá sẽ bị sống, không bóng đẹp

Công đoạn khâu nón là công đoạn khó nhất của nghề nón, thể hiện sự tài tình khéo léo của người thợ. Người thợ giỏi là người khi khâu bảo đảm nón không bị nát lá, không bị lộ chân kim, đường kim mũi chỉ phải đều tăm tắp, chặt chẽ, khi soi lên mặt trời không thấy kẽ hở. Chiếc nón hoàn tất khi kết thúc công đoạn làm nôi, tức phần buộc quai nón, tùy nón mà nôi pha mầu, phối mầu. Ðể tránh thấm nước, người thợ sẽ phết phía ngoài lớp quang dầu thông mỏng

Trong lúc khâu nón, các cô gái làng Chuông trang trí cho chiếc nón đẹp như dán vào lòng nón những hình hoa lá bằng giấy nhiều màu sắc. Tinh tế hơn, là dùng chỉ màu khâu giăng mắc ở hai điểm đối diện trong lòng nón để từ đó có thể buộc quai nón bằng những giải lụa mềm mại, đủ màu sắc, làm tôn thêm vẻ đẹp khuôn mặt các cô gái

Các bạn có thể tham khảo cho mình những lịch trình bay, giờ bay Vietjetair để có những quyết định sáng suốt và thông minh cho chuyến hành trình của mình nhé

Nguồn: Vietjetair - V&V Booking

Friday, April 18, 2014

Bánh cấu đặc sản thành phố Hoa phượng đỏ

Bánh cấu có màu vàng sẫm được làm từ gạo nếp pha với gạo tẻ cùng với đường hoa mai và hương liệu, sau đó được hấp chín. Hãy xem ngay lịch bay hồ chí minh hải phòng đến Hải Phòng thưởng thực ẩm thực phong phú nơi này!

Hải Phòng là thành phố có rất nhiều món ăn địa phương đặc sắc như bánh đa cua, bún tôm... và không thể quyên nhắc tới món bánh cấu. Món bánh này có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng giờ đây đã rất được phổ biến ở Hải Phòng. Cùng một loại bánh nhưng có nhiều tên gọi khác nhau: bánh cấu, bánh xì liền cấu, bánh xì lồng cấu....đây là món quà tặng vào dịp tết.
Bánh cấu có màu vàng sẫm được làm từ gạo nếp pha với gạo tẻ cùng với đường hoa mai và hương liệu, sau đó được hấp chín. Bánh khi hấp xong được đặt vào rế hay còn gọi là lồng đan bằng tre, xung quanh quấn bằng giấy đỏ, phần mặt bánh rắc vừng. Màu đỏ của giấy quấn quanh bánh theo người Hoa tượng trưng cho sự may mắn trong ngày Tết
Bánh có trọng lượng trung bình 1kg/cái, có thể cắt thành miếng nhỏ ăn ngay khi mới hấp xong. Nhưng để thưởng thức được vị ngon và sự đậm đà của bánh thì phải ăn khi rắn nóng cắt thành khoanh hoặc miếng nhỏ tùy ý cỡ 3x5cm hoặc 5x5cm sao cho vừa ăn. Khi xắn không nên cắt to vì bánh nóng sẽ mềm, dẻo rất khó lật mặt. Người thích ăn dòn có thể cắt thành miếng mỏng rồi đem rán. Một chút vừng chấm lên mặt khi rán sẽ mang lại cho người thưởng thức cảm giác thơm và ngậy hơn khi ăn. Có một bí quyết để vừng bám trên mặt bánh là khi rán nóng thì mới chấm vừng lên mặt bánh.
Đây là món quà bình dân vào dịp Tết nên giá cũng bình dân 8.000-10.000đ/chiếc. Thời gian gần Tết khi thời tiết trở lạnh, bánh cũng được người bán hàng rán từng miếng nhỏ bán cho khách với giá 500-1.000đ/miếng. Trong tiết trời lạnh lẽo, ăn miếng bánh nóng có vị hơi ngọt của đường, có vị thơm của vừng, ngậy của mỡ, dẻo của gạo nếp được rán dòn... người ăn sẽ thực sự cảm nhận được hương vị món bánh cấu. Khách phương xa khi đến Hải Phòng thưởng thức món bánh bình dân này thì thật thú vị.

Sùi dìn - Bánh trôi tàu món ăn quen thuộc của người dân cảng Hải Phòng

Nhân của sủi dìn (Bánh trôi tàu) cũng không chế biến bằng đậu xanh, mà chỉ đơn giản một loại duy nhất gồm lạc rang, vừng đen rang, dừa xay nhuyễn. Đặt ngay giờ bay Hồ Chí Minh Hải Phòng cùng tới Hải Phòng thưởng thức món trôi tàu cực ngon này !

Gọi là bánh trôi tàu tí hon nhưng đây thực ra là món sủi dìn quen thuộc của người Hải Phòng. Những viên sủi dìn nhỏ tí xíu chứ không to tổ chảng như bánh trôi tàu nên có lẽ cũng khiến bạn ăn ngon miệng hơn hẳn.


Giống như Hà Nội, mùa đông đến, bánh trôi tàu cũng là món khoái khẩu của người dân Hải Phòng. Tuy nhiên, có người bảo nếu ở Hà Nội thì không thể biết được thế nào là bánh trôi tàu chuẩn. Tại Hải Phòng, bánh trôi tàu được gọi bằng một cái tên khác - sủi dìn.
Sủi dìn cũng được ăn nóng hôi hổi. Bát sủi dìn bưng ra phải có thứ nước sanh sánh ngọt lịm, khói tỏa nghi ngút thơm dậy mùi gừng. Trong đó để chừng 5-6 viên sủi dìn tròn xoe, trắng ngà ngà, được phủ bởi một lớp vừng đen, lạc rang và dừa tươi nạo. Nhưng sủi dìn bé lắm chứ không to như bánh trôi tàu Hà Nội, chỉ cỡ như viên trôi nước truyền thống của người Việt Nam. Bởi vậy khi ăn, bạn không cần "vật vã" xắn với kéo từng miếng như bánh trôi tàu Hà Nội, mà có thể bỏ tọt cả viên vào miệng thưởng thức một cách thích thú nhất. Nhân của sủi dìn cũng không chế biến bằng đậu xanh, mà chỉ đơn giản một loại duy nhất gồm lạc rang, vừng đen rang, dừa xay nhuyễn. Đặc biệt, viên sủi dìn nhỏ nên người ăn cảm giác sủi dìn làm "thật" hơn, đầy đặn hơn, vỏ bánh mỏng tang, nhiều nhân chứ không phải kiểu vỏ dày cả tấc, còn nhân thì tí ti rất "điêu" như bánh trôi tàu Hà Nội.
Nhìn chung, đó là lời nhận xét của một người con dân đất Hải Phòng nên có thể hơi thiên về cảm tính. Còn để thẩm định điều này, có lẽ bạn phải được thưởng thức tận miệng và so sánh. Tuy nhiên tại Hà Nội, tìm bánh trôi tàu thì nhiều nhan nhản chứ tìm sủi dìn thì kiếm đâu ra? Vậy thì bật mí cho bạn, ngay phố Triệu Việt Vuơng gần đây đã có một địa chỉ luôn phục vụ khách hàng món sủi dìn vừa lạ vừa vừa quen này.
Quán này thực ra là tiệm... bánh đa cua An Biên, đã từng được biết đến là một trong nhưng tiệm bánh đa cua "lịch sự" nhất ở Hà Nội. Quán chuyên bán các loại bánh đa cua mang hương vị Hải Phòng. Sủi dìn không phải là món chính mà chỉ là món phụ được bổ sung thêm như để khẳng định đây là tiệm đồ ăn Hải Phòng chính hiệu. Chỉ có điều sủi dìn của quán không bán mà được tặng miễn phí cho khách khi ăn bánh đa. Là đồ tráng miệng free nên bát sủi dìn cũng nhỏ thôi, chỉ có 3 viên sủi dìn bé xiu xiu. Nhưng chắc hẳn sủi dìn của quán ngon thật nên đến đây, thấy một số khách ăn xong tô bánh đa ú ụ, thưởng thức thêm bát sủi dìn con con mà vẫn không ngại ngùng xin thêm 1 bát sủi dìn miễn phí nữa.
Hình ảnh
Để ăn được sủi dìn của quán này hơi lắt léo một chút. Có lẽ bạn nên để dành hôm nào đói bụng, muốn thưởng thức bánh đa cua Hải Phòng chính hiệu thì nhân tiện khám phá thêm sủi dìn. Đây chắc hẳn sẽ là khám phá 2 trong 1 đầy thú vị.
Nguồn : http://vietjetair.biz.vn/

Thursday, April 17, 2014

Điểm danh những quán bánh tráng ngon nhất ở Hà Nội

Thịt lợn ba chỉ luộc, thái mỏng, ăn kèm với rau sống, đồ ghém rồi cuốn cùng tấm bánh phở và bánh tráng. Nếu có qua Hà Nội du lịch hãy công tác nhớ ghé qua mấy quán ngon đưới đấy nhé. Bạn đang ở Sài Gòn có thể tới phòng vé máy bay tại sài gònđặt vé máy bay!

Bánh tráng nướng, bánh tráng trộn đều là các món ăn vặt đang rất được giới trẻ Hà Thành yêu thích.
Bánh tráng nướng Đà Lạt
Giòn tan, thơm ngậy, và bắt mắt, bánh tráng nướng được ví như pizza Việt Nam. Món ăn quen thuộc của xứ Đà Lạt mới chỉ có mặt ở Hà Nội cách đây ít lâu, do một tiệm vỉa hè ở phố Hàng Tre khai phá.
Ngay khi các teen Hà Thành “bắt sóng” được món lạ, hấp dẫn mà giá rẻ, bánh tráng nướng đã trở nên rất "hot". Bằng chứng là buổi chiều nào cũng vậy, kể cả những hôm thời tiết oi nóng, tiệm bánh tráng nướng phố Hàng Tre vẫn đông khách từ lúc mở cửa cho tới khi tối muộn. Quán cũng phải bổ sung từ 1 đầu bếp lên thành 3 đầu bếp mới phục vụ kịp cho số lượng khách.
Bánh tráng nướng của quán này có nhiều vị cho bạn lựa chọn. Ngon và đắt nhất là bánh thập cẩm, đầy đủ trứng, pho mai, xúc xích, bò, gà, hải sản, giá 25.000 đồng. Rẻ nhất là bánh tráng nướng chỉ có hành với pho mai giá 10.000 đồng.
Địa chỉ tham khảo: 48 Hàng Tre.
Bánh tráng trộn
Bánh tráng trộn là món ăn của Tây Ninh, cũng chỉ mới bắt đầu xuất hiện ở Hà Nội được khoảng 1 năm trở lại đây. Bánh tráng trộn đơn giản là bánh tráng mỏng cắt nhỏ trộn cùng loại xoài ương ương thái sợi, thêm nữa có thịt bò khô loại cay, vài ba quả trứng chim cút, mấy chiếc bánh phồng tôm cùng rau sống, hành phi, lạc, kiểu những món trộn nộm quen thuộc.
Chế biến không quá phức tạp nhưng vẫn lạ miệng, dễ hợp khẩu vị nên hiện nay, bánh tráng trộn bắt đầu có mặt trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội. Địa chỉ tiên phong là một quán nhỏ xíu ở phố Ngọc Hà. Tiệm này giờ chuyển sang Hoàng Cầu, cạnh hồ Đống Đa, chỉ bán vào buổi tối. Sinh sau đẻ muộn có các quán ở Hàng Tre, Hàng Trống, Lý Quốc Sư… Bánh tráng trộn những nơi này cũng ngon, và nhờ vị trí trung tâm nên đã sớm hút khách.
Bánh tráng trộn thường chỉ bán từ tầm 5h chiều đến tối với mức giá khoảng 15.000 – 20.000 đồng/bát tùy nơi.
Địa chỉ tham khảo: 24 Lý Quốc Sư, 48 Hàng Tre, 38 Hàng Trống
Bánh tráng thịt heo
Thịt lợn ba chỉ luộc, thái mỏng, ăn kèm với rau sống, đồ ghém rồi cuốn cùng tấm bánh phở và bánh tráng. Đơn giản vậy thôi nhưng bánh tráng thịt heo ngon hay không còn tùy thuộc vào loại nước mắm nêm dậy mùi, đặc trưng của hương vị xứ Quảng.
Quả vậy, những quán Hà Nội bán bánh tráng thịt heo chưa nhiều mà không phải nơi nào cũng có mắm nêm ngon chuẩn. Ở phố Ngụy Như Kon Tum từ lâu có một nhà hàng mang tên Con đường đặc sản nổi tiếng với món ăn này. Nhiều khách đánh giá mắm nêm tại đây thơm cay, đậm đà, đúng vị. Ngon nhưng bánh tráng thịt heo ở đây giá không rẻ - 90.000 đồng/suất, chỉ vỏn vẹn chưa đầy 10 miếng thịt ba chỉ thái khá mỏng.
Hiện tại, Hà Nội đã xuất hiện thêm một số địa chỉ bánh tráng thịt heo như quán Hoàng Bèo ở Nguyễn Tuân. Chất lượng cũng như độ ngon chuẩn ở đây chỉ đạt điểm trung bình nhưng ưu điểm là giá rất mềm, chỉ khoảng 35.000 – 40.000 đồng/suất. Ngoài ra, còn có các quán bánh tráng thịt heo ở phố Trúc Khê, hay phố Tô Hiến Thành. Giá cũng dao động từ khoảng 50.000 – 100.000 đồng/suất.
Địa chỉ tham khảo: 99 Ngụy Như Kon Tum, 67 Nguyễn Tuân, 92 Tô Hiến Thành, 30 Trúc Khê.
Bánh tráng Trảng Bàng
Một số người thường đánh đồng bánh tráng Trảng Bàng với bánh tráng thịt heo. Nhưng bánh tráng Trảng Bàng điểm đặc biệt không chỉ ở nước mắm nêm mà còn ở chính thứ bánh tráng phơi sương vừa dày vừa dai khác biệt. Ngoài ra, nước mắm nêm tuy cũng đậm đặc dậy mùi nhưng có vị ngọt đặc trưng của miền Nam. Thịt heo cũng thường được chọn là thịt chân giò chứ không phải ba chỉ. Nhìn chung, nếu sành ăn bạn sẽ vẫn phát hiện ra nhiều điểm khác nhau cơ bản của 2 món này.
Tại Hà Nội, ban đầu nhiều người biết đến một quán bánh tráng Trảng Bàng ở phố Chùa Láng. Món mới lạ, giá vừa phải nên thời điểm đó, quán khá đắt khách. Nhưng sau đó khi các nhà hàng miền Tây mọc lên ngày một nhiều, thực khách có sự so sánh thì quán này đã giảm độ “hot”. Có thể điểm danh thêm một số địa chỉ nữa như Quán ngon miền Tây ở phố Văn Cao, quán Bánh Tráng Bàng trên phố Phó Đức Chính, quán Hồng Yên trên đường Âu Cơ.
Lưu ý với thực khách, món ăn này có kèm nhiều nguyên liệu phải "đi đường dài" từ miền Nam ra nên giá không hề rẻ, trung bình khoảng 70.000 – 110.000 đồng/suất.

Những món ăn đặc sản của núi rừng Tây Nguyên

Có khoảng hơn 10 loại lá được dùng để chế biến lẩu lá rừng, cùng với những loại lá này còn có mắm thịt, tôm nõn và thịt luộc làm nên hương vị đặc biệt của món ăn này. Hãy đặt ngay vé máy bay hà nội đi buôn ma thuột giá rẻ để thưởng thức ẩm thực nơi đây.

Là trung tâm văn hóa, kinh tế của Tây Nguyên, Đắk Lắk được nhiều du khách yêu thích khám phá tìm đến với những ngọn núi hùng vĩ, những cảnh đẹp hoang sơ và phong vị đặc sản núi rừng Tây Nguyên đậm chất núi rừng…
Thịt nai
Thịt nai, món đặc sản độc đáo của vùng rừng núi Tây Nguyên bạn có thể thếm thử ở Đắc Lắc. Thịt nai tươi khác thịt bò ở chỗ ít gân, mở màu trắng ngà, mềm hơn cả thịt bê non. Thịt bò 7 món đã gây thèm muốn, có nơi trở thành đặc sản, nhưng 7 món nai vượt xa một cách bất ngờ, cho nên càng không thể so sánh với bò, cho dù là bê cũng không đọ nổi với thịt nai.
Nhà hàng đặc sản thịt nai tươi ở Buôn Ma Thuột thành phố trung tâm của tỉnh Đắc Lắc đã đưa thịt nai vào hầu hết thực đơn bữa thường, bữa tiệc… bằng các món nai nướng, nai xào làn, nai nhúng giấm nai lúc lác, sườn nai rán, cháo bao tử và sau cùng là nai khô hợp lại đủ 7 món như thịt bò. Nhưng với nai thì nai nướng, nai nhúng giấm, và nai khô lại là những món tiêu biểu nhất.
Gà nướng sa lửa
Thực ra nó chính là phiên bản của món gà nướng Bản Đôn lừng danh. Tuy nhiên, vì tự làm nên còn giữ được nguyên vẹn bản sắc với cách kẹp tre thay vỉ nướng và không ướp gia vị hay lén hấp trước cho nhanh chín.
Gỏi lá
Nếu một lần đến phố núi nằm ở cực bắc Tây nguyên (Kontum), mời bạn cùng cư dân vùng sơn cước thưởng thức món gỏi lá đặc sản Tây nguyên. Gỏi lá được chọn từ hơn 40 loại lá khác nhau, nhiều loại rất quen thuộc nhưng cũng có những loại phải tìm kiếm từ rừng Tây nguyên mới có.
Nước chấm được làm từ hèm rượu, được khử qua dầu ăn, lẫn cùng trứng vịt thành loại nước chấm sền sệt. Tiêu để nguyên cả hạt, muối hạt, ớt cay xanh, hành… là những gia vị không thể thiếu. Kẹp đủ các loại lá, bỏ vào đó thịt, tôm, da heo, gia vị… rồi ăn cùng một lúc, nhai càng kỹ càng dễ nhận ra nhiều hương vị khác nhau vừa có vị chan chát, vừa ngòn ngọt, chua chua và vừa bùi béo ngậy của thịt, tôm.
Sau mỗi lần ăn, làm thêm một ngụm rượu được ngâm lâu ngày từ rễ cây đinh lăng. Cuối cùng là một nồi cháo cá lóc, nóng hổi để ăn lót bụng. Theo nhiều người dân phố núi, ăn gỏi lá nhiều rất tốt, bởi hầu hết đều là những lá cây thuốc nam có tác dụng chữa bệnh. Người mắc các chứng bệnh về tim mạch, đường tiêu hóa… ăn vào có thể chữa bệnh.
Lẩu lá rừng
Có khoảng hơn 10 loại lá được dùng để chế biến lẩu lá rừng, cùng với những loại lá này còn có mắm thịt, tôm nõn và thịt luộc. Mỗi loại lá đều được lựa chọn rất nghiêm ngặt, điều quan trọng nhất là chúng không có độc tố, không phản ứng lẫn nhau.
Lẩu lá rừng chính là kinh nghiệm từ ngàn đời của đồng bào dân tộc bản địa được đúc kết. Mỗi loại lá đều chứa đựng trong mình những chất dinh dưỡng đặc biệt, có tác dụng tốt đối với sức khoẻ.
Rượu cây
Cứ hết mùa rẫy, người Bahnar, Xê Đăng, Jrai… lại cầm theo nỏ, một ít đồ dùng thiết yếu lang thang trong rừng sâu. Người bản địa gọi là tháng Ninh Nơng. Hành trình vào rừng sâu của họ còn có một thú vui không thể bỏ qua: uống rượu cây!
Đến mùa Ning Nơng, nhiều nhóm người lại tập hợp vào rừng cùng hưởng thứ rượu cay cay, có vị thơm rất đặc trưng. Trải lá cây xuống đất, đốt một đống lửa nhỏ nướng những con thỏ, chồn… mới săn được. Thịt rừng chấm muối giã ớt xanh, nhấp thêm chút rượu nồng giữa giá lạnh đại ngàn, hẳn không dễ gì quên được!
Rượu cây thường chỉ uống trong ngày. Đây là lý do khiến rượu thường được uống ngay gốc cây, hễ ai có rượu là mọi người cùng đến uống. Nó chưa hề có giá trị về thương phẩm. Nhưng có lẽ thứ rượu lạ lùng này cũng là một hình ảnh phản ánh giá trị độc đáo của văn hóa làng – rừng.
Măng Le
Mùa mưa đi dọc các đường quốc lộ Tây Nguyên ta thường bắt gặp không biết bao nhiêu chợ măng. Người Ba Na, Gia Rai, Xê Đăng mình trần da đen cháy ngồi như bất động trên những gùi măng le đợi người đến mua.
Măng le ăn tươi đã ngon, ăn khô càng bỏ xa măng áo tơi, măng lưỡi lợn gốc nứa, vẩu, mai. Vào các buôn được mời bữa cơm gạo nương ăn với măng le nấu với thịt nai khô có kèm muối đâm lá bép ớt hiếm mới là khách quí.

Thương hiệu cà phê chồn nổi tiếng Buôn Ma Thuột

Năm 2004, cà phê chồn lọn thô phơi trên sân nhà ông Cường được du khách Pháp đặc biệt chú ý, khi họ tới tham quan trại nuôi thú hoang. Đặt ngay vé máy bay đi buôn ma thuột tới thăm trang trại cà phê chồn nổi tiếng.

Giữa thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột có trang trại nuôi chồn hương, để tạo ra một trong những loại cà phê chồn đắt nhất thế giới: 10 triệu đồng/kg (gấp 100 lần giá cà phê bột thông thường).
Nông dân Hoàng Mạnh Cường có trang trại hơn 0,5 ha ở số 5 đường Hoàng Hoa Thám, được cấp phép nuôi nhiều loài động vật hoang dã, như rắn, trăn, dúi, nhím đá, chim trĩ, kỳ đà…, tổng cộng lên đến hàng nghìn con trong nhiều dãy chuồng thoáng, sạch.
Được ông Cường đầu tư nhiều công sức nhất là đàn cầy vòi hương (chồn hương) gần 200 con. Chúng được chăm chút kỹ lưỡng trong từng căn hộ, ăn tầng dưới, ngủ tầng trên, có sân chơi rộng cửa khi đêm về. Chúng được nuôi bằng thịt và trái cây để sản xuất ra cà phê chồn vào mùa cà phê chín, bằng cách ăn những quả cà phê đỏ mọng ngon nhất rồi thải ra những lọn phân ken đặc hạt cà phê lên men.
Chủ trại nhặt lấy đặt vào khay, xếp lên kệ hong cho ráo, đưa vào lò sấy trước khi xát vỏ, rửa bằng nước lạnh, đưa vào chảo rang, xay, đóng gói. Toàn bộ quy trình được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Ông Cường đã đầu tư gần chục tỉ đồng để thử nghiệm, nghiên cứu trong hơn mười ba năm.
Năm 2004, cà phê chồn lọn thô phơi trên sân nhà ông Cường được du khách Pháp đặc biệt chú ý, khi họ tới tham quan trại nuôi thú hoang. Nhóm khách ấy hào hứng xin mua cà phê chồn làm kỷ niệm và gợi ý ông Cường biến nó thành loại hàng hóa có thể đọ với thương hiệu Kopi Luwak (Indonesia) có giá hàng nghìn đô la Mỹ mỗi cân.
Tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ hai, thứ ba, một số loại cà phê chồn rang xay được vài công ty giới thiệu với giá tương đương Kopi Luwak, nhưng ít ai biết nguyên liệu làm nên sản phẩm cao cấp ấy được mua từ trại ông Cường.
Năm 2007, Cty TNHH MTV Kiên Cường ra đời. Được chương trình Hỗ trợ cạnh tranh toàn cầu của Đan Mạch tạo điều kiện, ông Cường mời chuyên gia của Trung tâm Phát triển
Cộng đồng đến dạy cách rang xay, chế biến đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật để được cấp chứng chỉ sản phẩm an toàn.
Một doanh nghiệp Đài Loan đặt vấn đề bao tiêu toàn bộ cà phê chồn lọn thô với giá thỏa thuận, ông Cường từ chối vì muốn bảo vệ thương hiệu.
Ông Cường tâm sự: “Sẽ còn rất nhiều khó khăn nữa để cà phê chồn Việt Nam trở nên quen thuộc với khách hàng cao cấp toàn cầu. Nhưng Indonesia đã làm được, tại sao mình lại không?”.