Tây Nguyên là nơi sinh sống của hàng chục dân tộc anh em, đông nhất là các dân tộc Ba Na, Gia Rai, Ê-đê, M’Nông, Xơ-đăng, H’rê...Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán riêng và hàng năm đều có tổ chức những ngày lễ Tết cho buôn làng sau khi gặt hái đã hoàn tất. Hãy cùng chúng tôi đặt vé máy bay vietjetair Sài Gòn đi Buôn Ma Thuột tại đây để khám phá trải nghiệm xem sao nhé
Những ngày lễ Bỏ Mả, lễ Đâm trâu xây cột, Tết Cơm mới, Tết Giọt nước, Tết Lửa... diễn ra rộn rịp suốt mùa hanh khô. Trong lễ Tết, ẩm thực của các dân tộc Tây Nguyên đều giống nhau, từ món thịt nướng cho đến rượu cần. Còn cách ăn uống và nấu nướng thế nào, thì đó là đặc điểm của mỗi dân tộc và của mỗi địa phương
Ngày thường, đồng bào Tây Nguyên ăn cơm gạo tẻ với thức ăn nấu từ các loại rau rừng, mộc nhĩ, các loại củ, măng le. Thỉnh thoảng mới kiếm được con cá dưới sông, con thú từ trong rừng để cải thiện thêm bữa ăn. Còn các loại gia súc, gia cầm nhà nào cũng có, họ nuôi bằng cách thả rong vào rừng, ra bờ sông, bờ suối, và chỉ làm thịt để dùng vào việc cúng tế thần linh hay để thiết đãi khách quí đến thăm làng.
Vào các ngày lễ Tết, cơm nếp được thay cơm gạo tẻ và được nấu theo cách thức của tổ tiên: Cơm Lam. Họ vào rừng chặt những ống lồ ô còn non, giữ lại mấu ở một đầu ống rồi cho gạo nếp và nước vào, xong nút lại đem đốt bằng lửa và than cho thật khéo. Những ống cơm lam, ngoài vỏ tuy đen đúa, lem nhem nhưng khi chẻ bỏ lớp vỏ ấy đi thì lộ ra lớp cơm nếp thơm ngon, hấp dẫn lạ thường. Hương vị nếp quyện với hương thơm của tre tươi qua lửa làm cho cơm lam có một hương vị đặc biệt, hơn hẳn cơm nếp nấu trong chõ, trong nồi
Thịt là thực phẩm chủ yếu trong các món ăn ngày Tết. Người Tây Nguyên làm lông con vật bằng cách thui đốt. Họ không chế biến được các món ăn đặc biệt như ở miền xuôi. Đáng chú ý là món nướng và làm món như tiết canh, nem sống ở dạng thô sơ. Những món ăn này dùng để khoản đãi hay để dâng cúng thần linh.
Trong các món ăn kể trên họ đều dùng thịt sống, tuy không được nấu nướng nhưng có thể phèo là nguyên liệu có tác dụng làm tái các loại thịt tươi, giống như thính gạo trong món nem của người Kinh. Hơn nữa, tất cả những món sống ấy bao giờ cũng làm thành món đưa cay. Rượu cần là đồ uống không thể thiếu được trong các ngày lễ Tết. Thức nhắm, thậm chí được đặt gần bên các ghè rượu, có lót lá chuối đặt vào chiếc rá (rổ) để thực khách vừa nhâm nhi thưởng thức vừa chuyện trò, thỉnh thoảng đưa tay bốc một nhúm thức ăn đưa lên miệng...
Cùng với món sống, họ cũng làm các món nấu chín theo tập tục lâu đời. Trong các món này, thịt bao giờ cũng được nấu chung với bột gạo và rau đã giã nhỏ tạo thành món sền sệt đặc như cháo có thể bốc ăn được. Món thịt nướng cũng là món thông dụng và được ưa thích. Có loại đem gói kín trong lá tươi rồi vùi vào than hay tro nóng. Có loại thì xâu thành từng xâu hơ trên than củi đang cháy
Trong không khí cộng đồng ngày lễ Tết, việc ăn uống diễn ra với nhiều ý nghĩa, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu no bụng, ngon miệng mà còn đáp ứng nhu cầu về tình nghĩa chòm xóm láng giềng trong buôn làng, quan hệ giữa con người với nhau
Vượt lên trên thực đơn vừa kể, món ăn trong ngày lễ Tết không tách khỏi phần tâm linh, tín ngưỡng sâu sắc, kết nối giữa người sống kẻ chết, giữa con người với thần linh. Chính vì vậy mà các món ăn thức uống vào ngày lễ Tết của họ mang ý nghĩa thiêng liêng và hết sức trang trọng. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm lịch bay giờ bay Đà Nẵng Hồ Chí Minh của đại lý V&V Booking cung cấp sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi chọn lựa những chuyến bay an toàn nhất nhé
Nguồn: http://vemaybaydidanangvietjetair.blogspot.com/
Những ngày lễ Bỏ Mả, lễ Đâm trâu xây cột, Tết Cơm mới, Tết Giọt nước, Tết Lửa... diễn ra rộn rịp suốt mùa hanh khô. Trong lễ Tết, ẩm thực của các dân tộc Tây Nguyên đều giống nhau, từ món thịt nướng cho đến rượu cần. Còn cách ăn uống và nấu nướng thế nào, thì đó là đặc điểm của mỗi dân tộc và của mỗi địa phương
Ngày thường, đồng bào Tây Nguyên ăn cơm gạo tẻ với thức ăn nấu từ các loại rau rừng, mộc nhĩ, các loại củ, măng le. Thỉnh thoảng mới kiếm được con cá dưới sông, con thú từ trong rừng để cải thiện thêm bữa ăn. Còn các loại gia súc, gia cầm nhà nào cũng có, họ nuôi bằng cách thả rong vào rừng, ra bờ sông, bờ suối, và chỉ làm thịt để dùng vào việc cúng tế thần linh hay để thiết đãi khách quí đến thăm làng.
Vào các ngày lễ Tết, cơm nếp được thay cơm gạo tẻ và được nấu theo cách thức của tổ tiên: Cơm Lam. Họ vào rừng chặt những ống lồ ô còn non, giữ lại mấu ở một đầu ống rồi cho gạo nếp và nước vào, xong nút lại đem đốt bằng lửa và than cho thật khéo. Những ống cơm lam, ngoài vỏ tuy đen đúa, lem nhem nhưng khi chẻ bỏ lớp vỏ ấy đi thì lộ ra lớp cơm nếp thơm ngon, hấp dẫn lạ thường. Hương vị nếp quyện với hương thơm của tre tươi qua lửa làm cho cơm lam có một hương vị đặc biệt, hơn hẳn cơm nếp nấu trong chõ, trong nồi
Thịt là thực phẩm chủ yếu trong các món ăn ngày Tết. Người Tây Nguyên làm lông con vật bằng cách thui đốt. Họ không chế biến được các món ăn đặc biệt như ở miền xuôi. Đáng chú ý là món nướng và làm món như tiết canh, nem sống ở dạng thô sơ. Những món ăn này dùng để khoản đãi hay để dâng cúng thần linh.
Trong các món ăn kể trên họ đều dùng thịt sống, tuy không được nấu nướng nhưng có thể phèo là nguyên liệu có tác dụng làm tái các loại thịt tươi, giống như thính gạo trong món nem của người Kinh. Hơn nữa, tất cả những món sống ấy bao giờ cũng làm thành món đưa cay. Rượu cần là đồ uống không thể thiếu được trong các ngày lễ Tết. Thức nhắm, thậm chí được đặt gần bên các ghè rượu, có lót lá chuối đặt vào chiếc rá (rổ) để thực khách vừa nhâm nhi thưởng thức vừa chuyện trò, thỉnh thoảng đưa tay bốc một nhúm thức ăn đưa lên miệng...
Cùng với món sống, họ cũng làm các món nấu chín theo tập tục lâu đời. Trong các món này, thịt bao giờ cũng được nấu chung với bột gạo và rau đã giã nhỏ tạo thành món sền sệt đặc như cháo có thể bốc ăn được. Món thịt nướng cũng là món thông dụng và được ưa thích. Có loại đem gói kín trong lá tươi rồi vùi vào than hay tro nóng. Có loại thì xâu thành từng xâu hơ trên than củi đang cháy
Trong không khí cộng đồng ngày lễ Tết, việc ăn uống diễn ra với nhiều ý nghĩa, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu no bụng, ngon miệng mà còn đáp ứng nhu cầu về tình nghĩa chòm xóm láng giềng trong buôn làng, quan hệ giữa con người với nhau
Vượt lên trên thực đơn vừa kể, món ăn trong ngày lễ Tết không tách khỏi phần tâm linh, tín ngưỡng sâu sắc, kết nối giữa người sống kẻ chết, giữa con người với thần linh. Chính vì vậy mà các món ăn thức uống vào ngày lễ Tết của họ mang ý nghĩa thiêng liêng và hết sức trang trọng. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm lịch bay giờ bay Đà Nẵng Hồ Chí Minh của đại lý V&V Booking cung cấp sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi chọn lựa những chuyến bay an toàn nhất nhé
Nguồn: http://vemaybaydidanangvietjetair.blogspot.com/