Thursday, February 27, 2014

Khám phá bí ẩn kì bí khu lăng mộ Các Gru xứ đại ngàn

Giữa nơi rừng sâu, không chỉ có muông thú và cây rừng, nếu chịu khó khám phá, người ta sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi bắt gặp một khu lăng mộ kì lạ của các gru (dũng sĩ săn voi rừng) nằm tại xã Krông Ana

Đây là một thế giới biệt lập với nhiều nét kỳ lạ chẳng nơi đâu có được, nơi lưu dấu bóng dáng của những tù trưởng hùng mạnh, có sự hiện diện của cả vua Xiêm La (Vua Thái Lan) và Vua Bảo Đại, ông vua cuối cùng của triều Nguyễn. Cùng V&V Booking đặt vé máy bay vietjetair TP Hồ Chí Minh đi Buôn Ma Thuột đến đây khám phá xem sao nhé


Nhắc đến Vườn Quốc gia Yok Đôn là người ta thường liên tưởng đến khung cảnh núi rừng hoang, nơi vẫn còn sự hiện diện của những khu rừng nguyên sinh ngút ngàn cùng những đàn voi rừng, bò tót và có cả mãnh hổ quý hiếm. Nơi đây hấp dẫn du khách bởi khung cảnh núi rừng hoang sơ đến kỳ lạ. Thông thường để thưởng ngoạn cảnh sắc nơi đây, du khách thường cưỡi voi băng dòng Sêrêpốk hùng vĩ.

Quá trình cưỡi voi chiêm ngưỡng rừng như thế thường chỉ dừng lại trong vòng 30 phút không đủ để khách lãng du khám phá hết những bí ẩn của rừng già. Bởi giữa nơi rừng sâu, không chỉ có muông thú và cây rừng, nếu chịu khó khám phá, người ta sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi bắt gặp những điều kỳ lạ


Một trong những điều lạ ấy là khu lăng mộ của các gru (dũng sĩ săn voi rừng) nằm tại xã Krông Ana. Đây là một thế giới biệt lập với nhiều nét kỳ lạ chẳng nơi đâu có được, nơi lưu dấu bóng dáng của những tù trưởng hùng mạnh, có sự hiện diện của cả vua Xiêm La (Vua Thái Lan) và Vua Bảo Đại, ông vua cuối cùng của triều Nguyễn!

Vào lúc 2 giờ 3 phút ngày 3/11/2012, Amakông - dũng sĩ săn voi rừng số 1 Tây Nguyên với chiến tích săn bắt và thuần dưỡng 298 voi rừng, trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng ở buôn Trí, xã Krông Ana. Theo thông cáo của 2 dòng họ Knul (họ của người vợ đầu) và Êban (họ gốc của Amakông), thi hài của “vua voi” được quàn tại nhà đến ngày 8/11 để họ hàng, bà con, bạn bè khắp nơi đến thăm viếng trước khi được di quan - hạ huyệt


Có mặt tại huyện Buôn Đôn vào sáng 5/11, ngay khi vừa đặt chân đến buôn Trí, chúng tôi liền đến viếng dũng sĩ huyền thoại cuối cùng ở Buôn Đôn. Trong câu chuyện với các con cháu của ông, không chỉ ấn tượng bởi chia sẻ rằng vì là dũng sĩ danh tiếng lẫy lừng khắp núi rừng Tây Nguyên và cả nước nên đám tang của Amakông sẽ là đám ma lớn nhất từ trước đến nay, chúng tôi còn rất đỗi ngạc nhiên khi được ông Kông - người con trai đầu của “vua voi” cho biết, ai cũng tưởng khi chết đi, cụ Amakông sẽ được an táng tại khu vực dành cho những dũng sĩ săn voi rừng trứ danh ở cách ngôi nhà cổ khoảng 3km

Nhưng vì người M'nông theo chế độ mẫu hệ nên “vua voi” sẽ được an táng bên mộ phần của người vợ đầu quá cố của ông tại buôn Trí. Từ chia sẻ của ông Kông, chúng tôi lập tức dò đường tìm đến khu lăng mộ của các gru dũng mãnh, nơi in đậm dấu ấn của "vương quốc voi" vốn dĩ chìm giữa rừng già huyền bí

Được sự dẫn đường của ông Amasắc (người M'nông có tục gọi theo tên con, Amasắc có nghĩa cha thằng Sắc), thay vì vòng vèo qua các con đường theo bảng hướng dẫn, ông Sắc quyết định cắt rừng, men theo triền con sông Sêrêpốk để đi cho nhanh. Sinh ra và lớn lên trên vùng đất này nên ông Sắc nằm lòng mọi ngõ ngách của rừng già như lòng bàn tay. Thành quả của cuộc cắt rừng khá mạo hiểm này giúp chúng tôi tiết kiệm được đến hơn 2km


Nằm ven dòng Sêrêpốk, dưới chân ngọn núi Yang hùng vĩ núi nối tiếp núi hình vòng cung tựa bộ ngực vạm vỡ của chàng Đam San quả cảm ưỡn ra phía trước che chắn cho buôn làng M'nông trước mọi phong ba bão táp, "thung lũng gru" theo chia sẻ của ông Sắc là nơi yên nghỉ của những chiến binh một thời, những dũng tượng trứ danh mà chỉ Buôn Đôn mới có.

Mộ của vua săn voi Khun Su Nốp là lăng mộ khổng lồ hình tháp với chóp nhọn mà chỉ cần thoạt nhìn đủ biết đó là nơi an nghỉ của bậc vương giả chốn rừng sâu. Cạnh mộ Khun Su Nốp là mộ bà vợ của ông cũng được đổ bê-tông kiên cố, kiến trúc tháp mộ đặc biệt với đường hầm bí mật dẫn vào trong. Đúng như bật mí của ông Sắc, khi chui vào khu vực đường hầm bí mật, đọc những dòng chữ Pháp và tiếng M'nông vẫn còn hiện rõ, chúng tôi được biết Khun Su Nốp từng bắt được con voi trắng (bạch tượng) quý hiếm

Người xưa tin rằng voi trắng là hiện thân của bậc vua chúa nên khi thuần dưỡng xong con voi này, Khun Su Nốp đã gửi tặng cho vua Xiêm La nên được ông vua này kết nghĩa tình thân. Khun Su Nốp cũng từng tháp tùng Vua Bảo Đại trong những chuyến đi săn nên khi ông mất đã được Vua Bảo Đại đích thân thiết kế mộ và đốc công xây dựng

Là địa phương duy nhất trong cả nước có nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, người người nhà nhà giàu có nhờ nghề săn voi, buôn làng hùng mạnh nhờ voi nên người Buôn Đôn rất yêu quý voi. Vì voi hiền lành, thông minh, giúp ích được nhiều cho dân làng nên dân Buôn Đôn xem voi như người, chỉ khác là voi không biết nói mà thôi. Và vì xem voi như anh em, người thân trong gia đình nên khi voi chết, chủ voi khóc thương thảm thiết, tiến hành chôn voi với nghi thức như người.

Đây chính là lý do mà tại thung lũng an nghỉ ngàn đời của các gru, bên cạnh mộ tháp của vợ chồng ông tổ nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng Khun Su Nốp, chúng tôi thấy một số ngôi mộ khủng kết cấu hoành tráng, uy nghiêm được ông Sắc cho biết đó là mộ những con voi cưng của gru vĩ đại nhất Buôn Đôn. Do những mộ voi này nằm giữa lùm bụi um tùm nên theo lời khuyên của ông Sắc, chúng tôi không dám tiến đến gần vì sợ thú dữ, rắn độc...


Chuyện voi được an táng, chôn cất với những nghi thức như người ở Buôn Đôn cho thấy ngày trước người Buôn Đôn trân trọng yêu quý những khổng lồ rừng xanh. "Voi là bạn, là người thân, là anh em… nên khi voi bệnh, gru lo lắm, mời thầy đến cúng, chữa bệnh cho voi đến khi nào khỏi mới thôi" - ông Y Lươm Knul, Phó chủ tịch UBND xã Krông Ana, một người cháu và là trưởng ban tổ chức tang lễ “vua voi” Amakông, khi được chúng tôi hỏi chuyện đã cho biết như thế

Trở lại quá trình thăm viếng lăng mộ những gru huyền thoại ở Buôn Đôn của chúng tôi. Sau khi tìm hiểu cặn kẽ về kiến trúc những ngôi mộ tháp của vợ chồng cụ tổ khai sinh nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng Khun Su Nốp cùng những mộ voi mà người Buôn Đôn đến nay chẳng mấy người nhớ tên, chúng tôi ghé thăm mộ của cụ Y Dot Knul, mất năm 81 tuổi, nằm cách đấy không xa. Tuy không bề thế như mộ ông tổ săn voi nhưng không vì thế mà mộ của cụ Y Dot Knul kém phần đặc biệt. Mộ được xây kiên cố, chóp hình chữ V ngược, tường mộ được trang trí hoa văn bí hiểm và được khắc hình 3 chú voi ngà dài đang trong thế ung dung rảo bước giữa rừng già

Dựa vào thông tin ghi trên bia đá, mới biết mộ được lập ngày 26/5/2002 và hoàn thành vào ngày 20/6 cùng năm. Bia ghi công được con cháu cụ Y Dot Knul cho lập ghi rõ cụ "khai hoang ruộng được 5ha, đâm bò và min rừng được 36 con, bắt và thuần dưỡng 28 voi rừng". Trên tấm bia ghi công là 2 chiếc chuông đại, dưới là con hắc tượng (voi đen) ngà dài, dáng uy dũng. Người Buôn Đôn kể rằng đám ma của cụ Y Dot Knul ngày ấy lớn lắm, trước mộ có đẽo hình 4 con công ngồi trên ngà voi, là biểu trưng của người giàu có, uy tín, được dân làng nể trọng

Nguồn: http://vietjetair.biz.vn/ve-may-bay-di-buon-ma-thuot/ve-may-bay-tp-ho-chi-minh-di-buon-ma-thuot-10888.html

Wednesday, February 26, 2014

Khám phá công dụng tuyệt vời của Hải Sâm Phú Quốc

Hải sâm không những là một nguồn thực phẩm nổi tiếng về giá trị dinh dưỡng mà nó còn có giá trị cao trong điều trị bệnh tật, vì vậy nó còn được gọi là “nhân sâm của biển cả” và được rất nhiều du khách quan tâm đến

Để khám phá một cách chọn vẹn những công dụng tuyệt vời của "Hải Sâm" hãy liên hệ đặt vé máy bay Sài Gòn đi Phú Quốc giá rẻ của V&V Booking, chúng tôi sẽ tư vấn nhiệt tình giúp các bạn hiểu rõ hơn về loài hải sâm quý giá này


Bờ biển Việt Nam có tới hơn 50 loài hải sâm sinh sống, trong đó có khoảng 40 loài được dùng làm trị bệnh và làm thực phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người.

Theo y học cổ truyền,  Hải sâm có công dụng khá phong phú như:

* Bổ ích cường tráng, đặc biệt tốt đối với các trường hợp tinh huyết hư tổn.
* Bổ thận điền tinh, thích hợp với các trường hợp di tinh, liệt dương, tiểu tiện nhiều lần về đêm.
* Tư âm nhuận táo, dùng rất tốt cho những người bị táo bón, tiêu khát (tiểu đường).
* Lợi niệu thoái hoàng, thích hợp cho những trường hợp bị phù thũng nguyên nhân do thận và bệnh lý vàng da do các nguyên nhân khác nhau.
* Bổ huyết, thường dùng cho các trường hợp thiếu máu.
* Kháng ung, thường dùng để điều trị hỗ trợ cho các trường hợp ung thư


Bổ ích cường tráng: về mặt dinh dưỡng, hải sâm là loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm (đến 55%), ít chất béo. Thành phần chất đạm gồm nhiều acid amin cần thiết cho cơ thể như glycine, arginine, leucine, alanine, glutamine, tauri. Hải sâm còn chứa nhiều chất khoáng vi lượng có ích như kẽm, sắt, đồng, iod, crôm... hơn các loài thủy, hải sản khác.Gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra trong hải sâm của Việt Nam có hoạt chất Holothurin B có nhiều tác dụng sinh học quý.

Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch: do chứa rất ít lipid và hầu như không có cholesterol nên hải sâm là loại thực phẩm bồi bổ lý tưởng cho những người bị rối loạn lipid máu và bị các bệnh lý động mạch vành. Hải sâm bổ sung các acid amin thiết yếu, các nguyên tố vi lượng giúp cơ thể chống lại mệt mỏi, tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể, cải thiện khả năng hấp thụ oxy, chống mỏi cơ tim.

Trị cao huyết áp ở người lớn tuổi: đa số trường hợp cao huyết áp nơi người lớn tuổi do thận tinh bất túc, dùng hải sâm 20g, gạo 100g hoặc hải sâm 20g, đỗ trọng 12g, gạo 100g, nấu cháo ăn vào buổi sáng.

Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường: hải sâm bổ dưỡng, nhiều protein, không cholesterol, vì vậy rất thuận lợi cho thực đơn người bệnh đái tháo đường


Người bị đái tháo đường, có thể dùng hải sâm xào đậu ván. Hải sâm bổ dưỡng, đậu ván có “đường chậm” giúp glucoz-huyết ít dao động sau bữa ăn. Vỏ đậu ván cho chất khoáng crom cần thiết cho việc điều hòa glucoz-huyết.

Hỗ trợ điều trị ung thư: trong hải sâm có nhiều loại vitamin, hoóc-môn, các chất có hoạt tính sinh học trong đó có 2 loại saponin là Rg (gây hưng phấn thần kinh, chống mỏi mệt và tăng cường thể lực) và Rh (có tác dụng ức chế tế bào ung thư).

Giải độc cơ thể: trong hải sâm có chứa Se - một chất giải độc kỳ diệu, làm vô hiệu hóa các kim loại nặng đi vào cơ thể qua đường ăn uống (như chì, thủy ngân) để thải ra nước tiểu


Trị suy nhược thần kinh: hải sâm 100g, hạt sen 200g, mật ong 50ml. Hải sâm, hạt sen sấy khô tán bột, dùng mật ong luyện viên bằng hạt ngô phơi khô, mỗi lần uống 6 viên với nước sôi để nguội.

Trị thận dương hư, người cao tuổi suy nhược, tay chân lạnh: hải sâm 20g, thịt dê120g, gừng 10g. Thêm gia vị, nấu chín nhừ, ăn nóng trong bữa cơm.

Trị lở ngứa: hải sâm 100g, dầu vừng 150ml. Hải sâm sấy khô tán bột, cho vào dầu vừng, trộn đều, bôi hàng ngày.

Trị các loại lở loét: hải sâm, sấy khô, tán bột, bôi


Món ăn kết hợp dùng hải sâm

Hải sâm xào nấm đông cô: hải sâm bổ dưỡng, bổ tinh tủy. Nấm đông cô giúp trí óc minh mẫn, nhuận trường, chống ung thư. Giúp bệnh nhân xạ trị ít rụng tóc và ăn được.

Hải sâm xào mướp đắng: hải sâm bổ âm, nhiều protein, không cholesterol. Mướp đắng mát gan, thanh nhiệt, trị đái tháo đường. Người bị cao huyết áp và bệnh đái tháo đường nên dùng món này.

Hải sâm xào ớt ngọt: hải sâm bổ dưỡng, chống lão hóa; ớt ngọt chống oxy hóa, chống lão hóa. Món này chống lão hóa, ngừa ung thư

Nguồn: http://vietjetair.biz.vn/ve-may-bay-di-phu-quoc/ve-may-bay-vietjetair-tp-ho-chi-minh-di-phu-quoc-11488.html

Đa dạng phong phú cỏ biển ở xứ sở Đảo Ngọc

Cỏ biển ở xứ Đảo Ngọc ở đây vô cùng phong phú với rất nhiều loại khác nhau làm cho hệ sinh thái biển ở đây cực kì đẹp và lạ mắt, khiến rất nhiều du khách cảm thấy thích thú và đặt vé máy bay TP Hồ Chí Minh đi Phú Quốc giá rẻ để khám phá


Hiên nay, các nhà khoa học đã phát hiện được 9 loài cỏ biển ở đảo Phú Quốc, gồm: Halophila ovanlis (HO), Halophila minor (HM), Enhalus acoroides (EH), Halodule uninervis (HU), Halodule pinifolia (HP), Syringodium isoetifolium (SI), Cymodocea serrulata (CS), Cymodocea rotundata (CR), Thalassia hemprichii (TH).

Chiều dài chồi trung bình của từng bãi cỏ thay đổi tùy thuộc vào thành phần loài của từng bãi cỏ khác nhau. Chiều dài chồi trung bình thay đổi từ 9,46±0,7 cm (Hòn Dâm) đến 88,59±6,58 cm (Đá Bạc). Tổng sinh khối của cỏ biển ở vùng biển Phú Quốc có sự biến đổi với từng hòn đảo. Hòn Dâm 126,39±24,39, Gành Dầu 147,69±42,89, Bãi Thơm 236,26, Rạch Vẹm 416,21±47,77, Bãi Bổn 511,84±86,4 Bãi Vòng 693,54, Đá Bạc 905±98,60 với độ phủ trung bình trong khu vực khoảng 46-60%.


Bãi Vòng có độ phủ cao nhất đạt 70-90%, thấp nhất là ở Dương Đông 25-30%. Khu vực Bãi Bổn được xác định là khu vực quan trọng vào bậc nhất thảm cỏ biển ở quần đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang.

Thảm cỏ biển Phú Quốc có sự đa dạng các nguồn lợi hải sản, có đến 50 loài cá thuộc 32 giống trong 22 họ các loại. Các họ chiếm ưu thế về số lượng là: họ Cá ngựa Syngnathidae và họ cá Sơn Apogonidae mỗi họ có 5 loài chiếm 10% tổng số loài ghi nhận được, cá Bướm Chaetodontidae, cá Dìa Siganidae mỗi họ có 4 loài chiếm 8% tổng số loài


Đã phát hiện có 113 loài rong biển thuộc 4 ngành, trong đó rong Đỏ Rhodophyta có 66 loài chiếm 58,3% tổng số loài, ngành rong Nâu Phaeophyta 18 loài (16,0%), ngành rong Lục Chlorophyta có 20 loài (17,7%) và ngành rong Lam Cyanophyta có 9 loài (7,9%)...Ngoài ra còn có nhiều loại quý hiếm khác như Dugong, rùa biển, cá ngựa, ốc xà cừ, vẹm xanh, đồi mồi,…

Nguồn: http://vietjetair.biz.vn/ve-may-bay-di-phu-quoc/ve-may-bay-vietjetair-tp-ho-chi-minh-di-phu-quoc-11488.html

Khám phá Bò Biển loài động vật cực lạ và hiếm Phú Quốc

Thật không còn gì bằng khi bạn được đến với xứ Ngọc và được có cơi hội trải nghiệm loài động vật quý hiếm có một không ai, đó chính là loài "Bò Biển"  Nhanh tay đặt vé máy bay TP Hồ Chí Minh đi Phú Quốc giá rẻ của V&V Booking ngay thôi nào

Bò Biển hay còn gọi là Cá Cúi, đây là loài thú quý hiếm nằm trong sách đỏ của thế giớ và ở Việt Nam còn khoảng trên dưới 10 con và chỉ thấy xuất hiện ở vùng biển bắc đảo Phú Quốc


Bò Biển Phú Quốc có thân hình con thoi. Ðuôi dạng vây nằm ngang thay vì dọc đứng của loài cá. Chi trước có hình mái chèo, dùng để chuyển hướng khi bơi và cũng dùng để "bồng" con cho bú giống như người. Vì vậy thời xưa có khi gọi là người cá

Chúng dùng môi ngoạm lấy rong biển ở dưới đáy để ăn. Con đực đôi khi mọc răng dài tương tự như ngà
Chúng có hàm răng rộng và bằng phẳng, thích hợp cho việc ăn hải tảo và thuỷ tảo. Vì thức ăn thực vật thường kém chất bổ, loài cá cúi có hệ thống tiêu hóa rất dài (45 m) để tận hấp thụ các chất dinh dưỡng. Dạ dày của chúng giống dạ dày của loài bò trên cạn, từ đó chứng tỏ xuất xứ xa xưa của hải ngưu là động vật ăn cỏ trên cạn, sau đó vì lí do nào đó mà di chuyển xuống biển sinh sống


Da chúng dày, sắc xám, lông thưa, có lớp mỡ dày bao bọc toàn thân. Phần đầu cá tương đối lớn so với tỷ lệ thân mình. Thị lực của cá cúi rất kém, nhưng khứu giác rất nhạy bén. Môi chúng rất dày, lởm chởm râu cứng.

Dugong thường sống đơn độc, hoặc từng đôi mẹ - con, ít khi tập trung thành nhóm hoặc thành đàn. Mỗi con dugong có chiều dài trung bình khoảng 2,4 m đến 2,7m, nặng 500 kg, tuổi thọ trung bình là 70 năm. Mắt của dugong nằm ở cạnh bên đầu nên thị giác rất kém, tuy nhiên thính giác lại rất nhạy bén. Do sống trầm mình dưới nước quanh năm suốt tháng, bốn chi của Bò Biển đã thoái hóa, nay chỉ còn hai chân trước như hai mái dầm; hai chi sau đã biến thành cái đuôi rất khỏe, rất đẹp


Dugong là loài sinh trưởng chậm, sau 13 tháng 10 ngày mang thai, dugong mẹ mới sinh con. Dugong con vừa sinh ra đã dài 1,2m, nặng 30 kg, bú sữa mẹ liên tục trong vòng 18 tháng và luôn luôn bơi sau mẹ

Durong chỉ ăn cỏ xanh, một loài rong biển qúy hiếm, dường như chỉ ở Côn Đảo và Phú Quốc mới có. Cỏ xanh mọc ngầm dưới đáy biển, hình dáng tờ tợ như cây địa lan. Chúng thích nhất là cỏ họ halophil (họ xoan), halodule (họ hẹ) vì hai loại này ít chất xơ, hàm lượng protein cao nên dễ tiêu hóa

Nguồn: http://vietjetair.biz.vn/ve-may-bay-di-phu-quoc/ve-may-bay-vietjetair-tp-ho-chi-minh-di-phu-quoc-11488.html

Khám phá lễ hội đâm trâu độc đáo ở Tây Nguyên

Lễ hội Đâm trâu với biểu tượng cây nêu thần là một sinh hoạt văn hoá dân gian nổi bật nhất, mang tính tổng hợp cao, có ý tưởng mong muốn cuộc sống ấm no, hạnh phúc, trở thành một nghi lễ độc đáo trong các ngày hội của buôn làng như lễ hội mừng lúa mới, mừng nhà rông, mừng được mùa của người dân Tây Nguyên

Đây là những ngày hội thực sự mang những nét văn hóa truyền thống, thể hiện rõ yếu tố cộng đồng, tình yêu thiên nhiên, thần linh được gắn với nhau chặt chẽ, là sự kế tục truyền thống văn hóa xa xưa của người Tây Nguyên. Vé máy bay vietjetair Sài Gòn đi Buôn Ma Thuột của V&V Booking đang chờ đón bạn đến khám phá đó. Nhiều loại hình dân gian được huy động tham gia vào lễ hội này như âm nhạc, sân khấu, múa hát, múa kiếm, nghệ thuật tạo hình


Lễ đâm trâu, có nơi còn gọi là lễ ăn trâu. Đây là lễ hiến sinh, là sự "thông quan" giữa con người với giàng và thần linh, là lời cảm ơn giàng (trời), cảm ơn thần linh đã cho mưa thuận gió hoà, đã giúp cho dân làng ngăn cản muông thú, chim chóc không phá hoại rẫy nương, cho mùa màng tươi tốt, dân làng sống hoà thuận, vui vẻ, không xảy ra dịch bệnh...

Lễ hội đâm trâu góp phần làm nên bản sắc Tây nguyên. Từ người Stiêng, Bahnar, Cờ tu, Êđê, Xê đăng, Yẻh, Xeđrá đến người Brâu đâu cũng có lễ hội đâm trâu, dù nghi thức lễ hội mỗi nơi tuy có khác nhau nhưng mục đích thì giống nhau

Đây là một nét văn hóa của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên thể hiện rõ nét tinh thần dân tộc và đoàn kết của mọi thành viên trong cộng đồng. Lễ hội thường được tổ chức ở bãi đất trống trong làng. Đến ngày đầu tiên của lễ hội, tiếng cồng chiêng, thường là chiêng arap, nổi lên để mời gọi và đón tiếp thần linh cũng như những người tham dự và hoàn thành các bước chuẩn bị cho lễ hội. Trong suốt thời gian này, cồng chiêng liên tục nổi lên để khuấy động không khí


Để chuẩn bị cho tục đâm trâu, những thanh niên trai trẻ sẽ vào rừng chặt bốn cây to bằng bắp chân vài thước cao và bốn ngọn lồ ô đem về buôn làng. Sau đó họa khắc lên các cây và các ngọn lồ ô những hoa văn, họa tiết đặc trưng cho văn hóa tâm linh, địa hình kỳ bí và tín ngưỡng nơi đây.

Họ dắt một con trâu đắc ý đem buộc chặt vào cột “Gingga” trước sân nhà Rông. Có một cây lồ ô tượng trưng cho tay thần, cắm cao chính giữa. Trói thêm một con heo lớn áp sát vào cột để chứng tỏ sự trù phú của buôn làng

Bắt đầu khai hội thường vào giờ Sửu xế chiều. Những trai làng thành thạo có nhiệm vụ đánh trống và cồng chiêng. Đầu họ chít khăn đỏ, mặc áo lễ “Blan” hoặc mặc áo ló chui đầu, không tay, có thêu hoa văn sặc sỡ hai bên vạt áo, đóng khố hoa “Kteh” và trong tư thế sẵn sàng đợi lệnh trỗi nhạc. Các sơn nữ mặc áo “Phia” – một kiểu áo lễ của nữ giới, váy hoa “Kteh”, đầu chít khăn trắng tựa sắc lan rừng đang nở rộ. Mọi người trong buôn làng, từ già trẻ, gái trai xúng xính trong bộ áo quần mới nhất, trò chuyện líu lo nơi sân nhà Rông


Chủ trì ngày hội đâm trâu là một già làng, còn gọi là “Riu Yang” (thầy cúng). Riu Yang đứng nghiêm trang bên cột đang buộc con trâu, sau lưng ông là nam thanh nữ tú, ban nhạc cồng chiêng.

Sau khi mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng, thầy cúng khấn: Cầu xin thần trời – thần nước – thần núi- thần sông suối hãy đến đây chứng kiến ngày hội đâm trâu của dân làng. Cầu xin các thần linh thiêng hãy phù hộ cho dân làng trồng được nhiều lúa, nuôi được nhiều trâu bò, súc vật…  Sau đó cho dẫn ra một con trâu đực và cột chặt vào cây nêu với một sợi dây thật chắc được làm bằng vỏ cây rừng, gọi là cột Gưng. (Cột Gưng là một cây gỗ quí to lớn cao thẳng dựng lên sân tổ chức lễ hội đâm trâu, cột chia làm ba phần. Phần từ đất lên làm thành giàn cho già làng bước lên cúng tế. Phần thân cột được chạm trổ công phu các hình ảnh hoa văn, các màu sắc rực rỡ buộc các chùm tua ngũ sắc chuốt sợi từ thân nứa. Phần trên cùng là biểu tượng chim hoặc cá, dưới treo chùm ống nứa già gọi là toơng nơơng nhờ gió phát ra âm thanh)

Tiếng cồng chiêng lúc này ngừng lại để nhường lời cho vị già làng, chủ tế buổi lễ, phát biểu vài lời. Sau đó cồng chiêng lại tiếp tục nổi lên với một nhịp độ nhanh hơn và thúc giục hơn cho thanh niên thiếu nữ sẽ cùng vào nhảy múa theo điệu nhạc. Âm thanh sôi động trong những vũ điểu uyển chuyển, đa dạng của các sơn nữ khiến cho lễ hội thêm phần quyến rũ, hấp dẫn


Vũ nhạc của các sơn nữ lặng xuống cũng là lúc các chàng trai đầu chít khăn đỏ trong tay mang lưỡi kiếm sáng loáng nhảy ra múa tiếp. Nhảy múa một lúc, họ đặt vũ khí xuống, dùng những gậy gỗ dài một thước đấu với nhau. Tốp này vào nghỉ đã có tốp khác ra thay. Trong lúc họ múa, gái làng thi nhau té nước vào họ. Chàng nào tài hoa thì không bị ướt, chàng nào bị ướt nhiều tức là bị thần quở và có nguy cơ ế vợ.

Sau các màn múa hát họ bắt đầu đâm trâu. Chàng nào chỉ đâm một nhát mà trâu chết ngay thì được khen ngợi. Trâu ngã xuống bắt đầu xẻ thịt chia đều cho từng bếp trong buôn làng. Một phần thịt trâu được dành lại ăn uống chung tại nhà Rông. Đầu trâu được gác lên cột lề. Sáng ngày sau còn có lễ rước đầu trâu lên nhà Rông. Đầu trâu được chẻ ra làm món ăn. Riêng cặp sừng được giữ lại và treo lên vách nhà Rông. Người làng còn lấy máu trâu hòa với rượu để rửa những bảo vật truyền kiếp nhà Rông.

Trong suốt ngày và đêm này, mọi người sẽ nhảy múa theo tiếng chiêng. Ngoài ra còn có các hoạt động thi thố tài năng bằng đấu vật, đánh roi… để tranh giành bùa do già làng (pô khua) tặng. Và đặc biệt là các chiến binh ra nhảy múa, diễn lại cảnh đánh nhau và chiến thắng để khơi dậy dũng khí trong lòng mọi người tham dự. Tất cả mọi hoạt động đều được diễn ra xung quanh cây nêu có con trâu – vật tế lễ đã được buộc chặt


Theo nhịp trống, cồng chiêng, sáo bầu, các nữ tú nắm tay nhau thành vòng xoang (múa), các nam thanh dũng sĩ múa khiên, lao. Một nam thanh niên lực lưỡng cầm cây Peh (dao dài) sắc lẻm chặt đứt nhượng hai chân sau con trâu cho nó quị xuống không còn lồng lộn được nữa. Mũi lao của dũng sĩ cắm phập vào huyệt tử con trâu. Đầu con trâu được cắt ra bày lên mâm cúng thần rồi sau đó chủ lễ biếu khách là ân nhân số một của nhà mình năm qua. Thịt trâu phân phát cho mọi người dự lễ hội. Ai nấy nhận phần và chế biến thành món ăn truyền thống. Đọt mây rừng nướng lên chấm muối, rau nhiếp rừng thái nhỏ trộn thịt trâu làm món Biếp Kwanh, các món này ăn với cơm lam, cháo bồi, uống rượu cần.

Lễ hội đâm trâu với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống mang ý nghĩa nhân văn và tâm linh. Đỉnh cao và linh hồn của lễ hội là lúc mũi lao cắm vào tim con trâu, cùng lúc tiếng cồng chiêng, tiếng hát, những vũ điệu theo cột đâm trâu vút lên không trung tạo niềm tin mùa bội thu, hăng say lao động sản xuất trước cuộc sống thường trực bất trắc, thiên tai, địch họa. Để sinh tồn phát triển và vượt thách thức ấy con người cần giao lưu gắn kết cộng đồng, cùng hướng tới sức mạnh siêu nhiên qua hình ảnh các thần linh qua nghi lễ.


Đây cũng là lễ thể hiện sức mạnh, tinh thần thượng võ của cộng đồng, và vì thế những người được chọn ra đâm trâu phải là trai tráng, khoẻ mạnh, biết cách đâm làm sao để sau vài ba nhát giáo con trâu đã có thể ngã gục... Nơi tổ chức thường là trước nhà rông, nhà cộng đồng, hoặc dưới một tán cổ thụ, trong ánh lửa hồng hừng hực, trong lời cúng vừa vang vọng, vừa u trầm, trong vẻ mặt nhuộm hồng ánh lửa đầy trang trọng của dân làng...

Có ba vật thể hiện tâm linh của Lễ đâm trâu tại Tây Nguyên, đó là "cây nêu", Chiếc “gu” treo ở xà nhà; “Lá vang”

"Cây nêu" (hay còn gọi là cây cột lễ) là trung tâm của lễ đâm trâu. Nó vừa là chiếc cột để buộc con trâu tế, vừa là “cây hoa” trang trí, làm cầu nối giữa thế giới thần linh với con người. Cây nêu phướn cao tới 14m. Gốc nêu là nơi trang trí đẹp nhất với chiếc “mâm thần” xoè rộng. Trên đó, vẽ nhiều loại hoa văn bằng 3 màu: đen, đỏ, trắng là gam màu trang trí truyền thống của người Co. Thân nêu chạm khắc nhiều hình ảnh sinh động như thỏ, rùa, chim bay, cá lượn, bướm đậu cành hoa, khỉ ngồi gốc quế v.v… Ngọn nêu là những lá phướn đan bằng sợi giang xoè ra rất đẹp. Những bông hoa kết bằng xơ vỏ cây được điểm xuyết cũng góp phần làm cho cây nêu thêm rực rỡ. Trên đỉnh cây nêu là hình tượng chim chèo bẻo (Sip lít) và phượng hoàng đất (Sip rak) làm bằng gỗ tượng trưng cho tinh thần thượng võ của người Co cũng là linh vật được thờ cúng


Chiếc “gu” treo ở xà nhà là nơi ngự trị của thần linh. Nó mang dáng dấp một bông hoa xoè 8 cánh với 16 mảng hoa văn khác nhau. Ngoài ra, còn có chú khỉ bằng gỗ và một con chim đại bàng xoè cánh, được treo trước cửa ra vào, hình thức giống như con rối. Khi bước lên thêm mọi người giẫm vào thanh tre có sợi dây nối với chú khỉ làm chú giơ tay, gật đầu chào khách, còn chim đại bàng thì vỗ cánh như thật.

“Lá vang” là những tấm ván gỗ được chạm khắc tinh xảo treo ở gian chính giữa giống như bức đại tự trong nhà cổ người Việt. Thực chất là bức tranh liên hoàn phản ánh đời sống sinh hoạt, văn hoá, phong tục tập quán của người Co bằng một thứ ngôn ngữ hội háo rất sinh động. Thần lửa vị thần trông coi việc làm ăn sinh sống của gia đình. Vì Thần luôn bận mãi việc bếp núc nên không thấy được quang cảnh lễ hội vui vẻ bên ngoài nên thường thì dân làng làm tấm “la vang” treo ở cửa bếp mô tả hoành tráng về quang cảnh một lễ hội đâm trâu.

Nguồn: http://vietjetair.biz.vn/ve-may-bay-di-buon-ma-thuot/ve-may-bay-tp-ho-chi-minh-di-buon-ma-thuot-10888.html

Hòa vào không khí xuân bên ché rượu cần Tây Nguyên

Những người dân Tây Nguyên có những nét văn hóa khá độc đáo và thường thể hiện nó trong các lễ hội, ẩm thực khi mùa xuân về, mùa mà những buổi lên rẫy đã tạm dừng, mùa mà con trai, con gái thèm mặc áo mới

Cùng đặt vé máy bay vietjetair TP Hồ Chí Minh đi Buôn Ma Thuột giá rẻ với V&V Booking để khám phá những nét văn hóa độc đáo của người dân bản xứ nơi đây nhé !


Ngày buôn làng thu hoạch mùa màng xong, theo người Ê Ðê gọi là Mnắm Thun, người M'Nông gọi là Mhăm Bar, Bri Rhair... Khi ấy cũng là lúc mùa xuân sắp về. Các gia đình làm thịt trâu, lợn, mời nhau cùng đến chia vui với gia đình, với buôn làng. Và cũng là dịp các gia đình cúng tạ ơn các thần thánh, tổ tiên, hồn lúa và cầu mong sức khỏe cho gia đình, người thân...

Bên ché rượu cần, các món ăn của người Ê Ðê sử dụng các phụ gia hoàn toàn có ở trong rừng, quanh nhà, do vậy có những hương vị khá độc đáo. Tiếp xúc với nhiều người lớn tuổi, nghe già làng kể về cách chế biến những món ăn truyền thống, không ít người ngạc nhiên bởi các món ăn đó đều được chế biến từ rau, củ sẵn có trong thiên nhiên. Trong các món ăn của người Ê Ðê vị cay luôn chiếm hàng đầu


Chúng tôi đến buôn Tring, một buôn có nhiều đồng bào Ê Ðê nhất thị xã Buôn Hồ (Ðác Lắc). Buôn Tring hình thành cách đây gần 100 năm. Trước đây buôn có tên là Ea Ngo, nhưng do buôn thường tổ chức các lễ cúng (tiếng Ê Ðê gọi là tring) như cúng bến nước, thần núi, thần đất nên mọi người quen gọi là Tring. Nơi đây sản sinh ra truyền thuyết Dòng sông tóc, kể về một mối tình cảm động giữa hai chị em gái người

Ê Ðê với con trai của thần nước. Buôn Tring còn là quê hương của hai chiến sĩ cách mạng thời kháng chiến chống thực dân Pháp (Y Vang và Y Jôn Niê Kđăm). Người dân buôn Tring luôn có tinh thần đoàn kết, luôn có ý thức trong lưu giữ những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình. Già làng Y Thin kể: Buôn Tring còn lưu giữ nhiều tập quán tốt của dân tộc mình và luôn được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền


Những ngày Xuân ở Tây Nguyên, cũng là lúc đồng bào các dân tộc tổ chức lễ mừng năm mới. Trong lễ hội, ngoài cơm rượu no say còn có nhiều trò chơi như đẩy gậy, múa kiếm, bắn nỏ. Tất cả các lễ hội, các cuộc vui của đồng bào Tây Nguyên không bao giờ thiếu tiếng cồng chiêng.

Nói đến cồng chiêng, chúng tôi nhớ tới Y Nuếc, ở buôn Trấp, huyện Lắc (Ðác Lắc) và già làng Y Te, ở buôn M'Liêng, xã Ðác Liêng. Hai người có cái thú giống nhau là mê chiêng. Hiện Y Te vẫn còn giữ ba bộ chiêng quý với 30 chiêng lớn nhỏ.

Cứ mỗi độ Xuân về, tiếng chiêng lại ngân vang cả núi rừng làm cho mọi người rộn rã với tiết Xuân hơn trong những ngày mừng năm mới.

Nguồn: http://vietjetair.biz.vn/ve-may-bay-di-buon-ma-thuot/ve-may-bay-tp-ho-chi-minh-di-buon-ma-thuot-10888.html

Chiêm ngưỡng 4 dòng thác hùng vĩ nhất ở Đắk Lắk

Xứ sở đại ngàn đây nguyên nổi tiếng với những dòng thác hùng vĩ mang đậm chất núi rừng nơi đây. Hãy cùng V&V Booking đến nơi đây khám phá những dòng thác đó với vé máy bay vietjetair TP Hồ Chí Minh đi Buôn Ma Thuột giá rẻ nhé

Với đường bay từ TP Hồ Chí Minh - Buôn Ma Thuột của hãng Vietjetair chỉ với 670.000 VNĐ là bạn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của 4 dòng thác hùng vĩ nhất ở Đăk Lăk này nhé ^^

Thác Đray K'nao

Không tuôn ào ạt từ trên cao như những ngọn thác khác của cao nguyên này, dòng nước của thác Đray K'nao vặn mình uốn lượn qua những tảng đá to chắn ngang, những chùm rễ si siết chặt vào nhau như muốn tìm đến nơi nào đó mênh mông hơn, tạo nên những âm thanh hùng hồn như những khúc sử thi của vùng đất này. Những bóng cây cổ thụ, những tảng đá san sát, rộng rãi thoải mái cho du khách ngả lưng, nghe chênh vênh đất trời, nghe chim hót, nghe nước mát rượi dưới chân


Thác Krông Kmar


Không bắt nguồn từ sông Sêrêpốk như những ngọn thác khác, Krông Kmar bắt nguồn từ một dòng sông treo mình trên đỉnh núi. Vì thế, nhìn từ xa, thác trông như mái tóc dài sơn nữ chảy giữa đỉnh Cư Yang Sin hùng vĩ, rồi vươn dài tắm mát cho những đồng lúa xanh rì của huyện Krông Bông.

Nét duyên riêng của thác là những phiến đá hiền lành say ngủ giữa lòng thác trông như đàn voi đang ngâm mình trong nước sau một chuyến đi dài. Khuyết điểm lớn nhất của thác này là đường tới đây rất khó đi. Thác Krông Kmar thuộc thị trấn Krông Kmar, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk.

Thác Bay

Nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, thác Bay quyến rũ du khách bởi nét hoang sơ của dòng nước cao hơn 20m, xô đẩy vào nhau nổi bật trên cái màu xám, cái gai góc của những tảng đá xung quanh, cả nét mềm mại của những dòng nước ẩn hiện giữa những đám rễ phụ của cây rừng đan xen vào nhau, hay nét hoang dã của ngọn thác chưa có sự xâm phạm quá nhiều của con người.

Ngoài việc chiêm ngưỡng dòng thác, du khách còn chiêm ngưỡng khu bảo tồn Ea Sô, ngắm những con thú tung tăng đi lại hay thưởng thức món cá suối nướng thơm ngon


Thác Bảy Nhánh

Thác Bảy Nhánh thuộc buôn N‟DRêch, xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 35km về hướng tây bắc.

Nhìn từ trên cao nhìn xuống, thác Bảy Nhánh như một bàn tay khổng lồ có bảy ngón xòe ra giữa, mà “cổ tay” là đầu thác rộng khoảng 500m. Mỗi nhánh của thác khi đổ xuống lòng hồ sâu dưới chân thác phân nơi đây thành những địa hình khác nhau. Nhánh thứ nhất dày đặc cây và si. Nhánh hai, ba, bốn bốn có nhiều ghềnh đá nhô ra tạo nên những bậc nước khác nhau. Nhánh thứ năm là bãi đá suối nhẵn bóng. Khi mệt mỏi có thể nghỉ ngơi, uống rượu cần trên các sàn gỗ dựng các cành trên cành si nghe tiếng gió, tiếng nước


Ngoài cảm giác phiêu lưu khi lách qua những rễ si, những cây cổ thụ to lớn khi đến thác, việc cưỡi voi dạo rừng, hay lang thang trên suối bằng xuồng độc mộc cũng thú vị không kém

Nguồn: http://vietjetair.biz.vn/ve-may-bay-di-buon-ma-thuot/ve-may-bay-tp-ho-chi-minh-di-buon-ma-thuot-10888.html