Friday, March 7, 2014

Chiếc gùi huyền thoại trong đời sống của người Ê Đê

Chiếc gùi có mặt trong đời sống của người Ê đê từ bao đời nay, đã trở thành một vật dụng rất đỗi thân quen, chia sẻ mọi niềm vui, khó nhọc trong sinh hoạt, sản xuất hàng ngày. Cùng đại lý V&V Booking đặt vé máy bay vietjetair TP Hồ Chí Minh đi Buôn Ma Thuột giá rẻ để khám phá nhé

Chiếc gùi không chỉ là vật dụng đựng đồ vật thuần túy mà còn là sản phẩm trang trí, thể hiện óc thẩm mỹ và bàn tay khéo léo của người chế tác. Ông Y Huôt Bya, một nghệ nhân đan gùi ở buôn Nui, xã Tâm Thắng cho biết, gùi thường có miệng hình tròn, dáng vuông và nhiều kích cỡ. Với mỗi kích cỡ lại có đối tượng sử dụng và công dụng khác nhau như: gùi nhỏ cho trẻ con, gùi lớn cho người trưởng thành, gùi trong các tiết mục văn nghệ, gùi dành cho việc cúng lễ


Ðể đan được một chiếc gùi mất khá nhiều thời gian và đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn của người làm. Trước hết là phải vào rừng tìm kiếm nguyên vật liệu, chọn những cây mây, lồ ô thật thẳng, đẹp, không quá già cũng không quá non. Sau đó, chặt mây thành từng đoạn, chẻ lạt và vót cho thật nhẵn rồi ngâm trong bùn cho đủ độ dẻo, vót 4 trụ bằng nứa cho đúng kích thước và bằng nhau.

Quan trọng nhất và công đoạn làm đế, đế có đều, đẹp và chắc chắn, chiếc gùi mới sử dụng được lâu, nguyên liệu làm đế là gỗ cây cóc rừng. Sau khi làm được đế thì đến công đoạn làm thân gùi, có thể theo hình thoi hoặc tròn. Cuối cùng là công đoạn làm dây gùi, thường làm bằng vỏ cây rừng hoặc mây

Theo ông Ma Gun, Trưởng buôn Buôr, xã Tâm Thắng (Chư Jút) thì chiếc gùi không biết có từ bao giờ, chỉ biết rằng ngay từ khi còn bé, mỗi lần đi rẫy, mẹ lại bỏ ông vào trong gùi mang theo. Lớn hơn một chút, ông được bố đan cho chiếc gùi nhỏ để tập mang, giúp cơ thể thêm cứng cáp, làm quen với cuộc sống lao động. Ðến khi trưởng thành, ông lại mang gùi lớn để cùng bố mẹ lên nương, lên rẫy, vào rừng kiếm củi. Và cứ thế, ông lớn dần theo năm tháng cùng với chiếc gùi


Còn chị H’Rách, ở buôn Trum, xã Tâm Thắng cũng cho biết, nếu như người phụ nữ Kinh có quang gánh thì người phụ nữ Ê đê đi đâu cũng mang gùi. Hình ảnh người đàn ông đi trước mang chiếc xà gạc, còn người phụ nữ theo sau mang gùi là nét đặc trưng đối với dân tộc Ê đê. Ngay trong những lời bài hát, những tiết mục văn nghệ  đều có hình ảnh của chiếc gùi

Theo già Y Ðloi ở buôn Buôr, gùi cũng là vật dụng không thể thiếu trong các dịp lễ hội của người Ê đê. Mỗi khi cúng thần lúa, cúng bến nước, đồng bào thường đặt một chiếc gùi ở gần bàn thờ để đựng đồ cúng gồm thịt heo, thịt gà,  tấm thổ cẩm. Ðặc biệt, trong lễ cúng bến nước luôn có 7 người phụ nữ mang gùi múa tượng trưng bên bàn lễ


Các lớp học đan gùi cũng đã được tổ chức ở một số buôn làng để truyền dạy cho thế hệ trẻ biết được nét đẹp truyền thống của dân tộc mình. Với những nỗ lực đó, hy vọng, dù cuộc sống có hiện đại, thay đổi bao nhiêu đi chăng nữa thì những chiếc gùi mang đầy ý nghĩa văn hóa sẽ được thế hệ trẻ người Ê đê trân trọng, giữ gìn

Nếu các bạn có ý định đi du lịch tại Sài Gòn thì có thể liên hệ với đại lý V&V Booking để tham khảo quan lịch trình bay giờ bay Đà Nẵng Sài Gòn chính hãng của hãng Vietjetair nhé

Nguồn: http://vietjetair.biz.vn/ve-may-bay-di-buon-ma-thuot/ve-may-bay-tp-ho-chi-minh-di-buon-ma-thuot-10888.html

Những cách chế biến món Cà Đắng Tây Nguyên ngon hết chê

Đến vùng đất Tây Nguyên đầy nắng gió này thì bạn không nên bỏ qua món Cà Đắng ở nơi đây. Với vị đắng rất riêng, khi kết hợp với cá trích, ếch, giò heo và các gia vị địa phương tạo ra một món ngon với hương vị và mùi vị rất riêng

Nếu ai chưa một lần thưởng thức, có thể liên hệ với chúng tôi để có thể đặt cho mình những tấm vé máy bay vietjettair TP Hồ Chí Minh đi Buôn Ma Thuột tại đây để thưởng thức nhé

Cà đắng là một loại cà dại, trước đây mọc hoang khắp các vùng rừng núi Tây Nguyên. Ngày nay, cà đắng đã được bà con dân tộc mang về trồng trong vườn nhà như một loại cây lương thực. Cà đắng ra trái quanh năm, trái cà đắng lớn hơn cà pháo, ruột có nhiều hạt, vị đắng rất đặc trưng, nơi cuống quả có nhiều gai nhọn. Theo kinh nghiệm của bà con nơi đây, ăn cà đắng sẽ giúp cơ thể con người không bị thống phong, thấp khớp hay đau nhức xương


Cà đắng ăn sống hay nấu chín đều có những hương vị rất ngon và rất đặc trưng. Nếu muốn tận hưởng hết những hương vị đăng đắng đặc biệt của loại quả này, có thể ăn quả cà sống như một loại rau. Nhưng cà đắng nấu chín lại có những hương vị rất đặc trưng khi kết hợp với các loại thực phẩm khác. Đặc biệt, hai loại gia vị không thể thiếu khi chế biến món cà đắng chín là ớt và lá lốt xắt nhỏ

Dưới đây là một số cách chế biến món ăn từ Cà Đắng mà đại lý V&V Booking muốn chia sẻ với các bạn nhé

Gỏi cà đắng: Bỏ từng trái cà lên thớt, dùng cái dao to bản, sống dày đập mạnh một cái, toàn trái cà sẽ dập nát rồi ngâm vào dấm chua 10 phút thì vớt ra để ráo. Nướng hoặc chiên cá khô cho chín xé vụn cho vào cà, nêm thêm ít gia vị như muối, bột ngọt, rau thơm thái nhỏ trộn đều. Khi ăn nếu có ít đậu phộng rang dã nát rắc vào nữa thì càng ngon, càng bùi hơn


Cà đắng nướng dằm ớt xanh: Đặt vỉ sắt lên than hồng, xếp kín cà với nhau, vừa nướng vừa lấy đũa gảy cho cà chín đều. Cà chín để nguội bóc vỏ rồi đâm ớt xanh, lẫn muối, bột ngọt, tiêu nướng xay nhỏ… dằm nát cà trộn vào. Món này được làm buổi sáng đem theo để dùng bữa trưa khi cơm đã nguội hoặc nấu với canh hẹ cho thêm ít tôm khô nữa thì rất ngon.

Cà đắng om ếch đồng: Cá suối với lá giang là món ăn được xếp vào hàng hảo hạng kể cả trước kia cũng như bây giờ. Luộc lá giang lấy nước vừa chua thì nêm gia vị và cho cà vào om, khi cà mềm thì xào thịt ếch cho chín hoặc chiên cá vừa vàng đổ lẫn vào. Om nhỏ lửa khoảng 10 phút nữa cho nước sệt sệt thì nêm muối, bột ngọt nhắc xuống. Cứ mỗi miếng thịt ếch hoặc miếng cá cặp với một quả cà mà ăn, nhai chầm chậm thôi để thưởng thức vị đắng đến thâm trầm kèm thêm vị ngọt thanh thao của cà lẫn vị béo của thịt ếch. Món này có thể ăn với cơm, với bún hoặc lấy nước chấm bánh mì


Cà đắng hầm chân giò heo: Chân giò heo được thui qua lửa rơm cho hơi vàng, đem ra cạo sạch chặt thành từng khúc nhỏ và phi tỏi mỡ đảo qua. Đổ nước hầm khi thịt gần nhừ thì cho cà đắng và ít măng tươi hoặc măng khô vào hầm đến chín rục quả cà, gần nhắc xuống thì thái nhỏ ít lá nhíp (một loại rau rừng họ dương sỉ) hoặc hành lá và băm vài quả ớt xanh nêm vào, chỉ cần ngửi khói bốc lên thôi đã nghe đói bụng. Ăn món này có thể một lúc cảm nhận được 4-5 vị khác nhau, vị đắng của cà, vị ngọt của xương heo, cay của ớt và nhiều mùi vị thơm ngon khác.

Cà đắng nấu canh cá trích, cá cơm khô: Cà đắng rửa sạch, xắt khoanh hoặc bổ dọc, để sẵn. Cá khô cho vào cối giã thành bột rồi phi thơm dầu phộng, cho bột cá vào chao qua dầu cho dậy mùi thơm. Tiếp tục cho nước nấu canh vào đun sôi thì cho cà vào. Đặc biệt, khi nồi canh sôi bùng lên thì chắt một ít nước cơm vào nồi canh, nêm nếm gia vị: ớt, lá lốt, muối, mì chính vừa ăn. Món canh sền sệt do độ dẻo của nước cơm nhưng lại rất thơm và lạ miệng

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm lịch bay giờ bay Sài Gòn Đà Nẵng của hãng Vietjetair do đại lý V&V Booking cung cấp nhé ^^

Nguồn: http://vietjetair.biz.vn/ve-may-bay-di-buon-ma-thuot/ve-may-bay-tp-ho-chi-minh-di-buon-ma-thuot-10888.html

Thursday, March 6, 2014

Tìm hiểu về những điều cấm kị khi đi trên máy bay

Hiện nay chúng tôi thấy các bạn mỗi khi đi máy bay thường không chú trọng quan tâm cho lắm về những được làm và những điều cấm kị trong mỗi chuyến bay. Vậy hãy để đại lý V&V Booking giúp bạn nhé

Hi vọng những thông tin dưới đây mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích bạn được rất nhiều khi lựa chọn lịch bay hà nội đà nẵng các bạn nhé

1.  Cởi giày đi chân đất

Sau một chặng đường dài, điều đầu tiên bạn muốn làm khi ngồi xuống ghế là khiến cho mình thật thoải mái. Tất nhiên, bạn có thể thoải mái cởi giày để cho chân bạn được “thở” đôi chút.

Tuy nhiên, nếu chân bạn hơi “nặng mùi” thì tốt nhất là bạn không nên cởi giày, hoặc ít ra là vẫn để lại bít tất. Ở nơi có không gian kín như trên máy bay, mùi từ chân bạn rất dễ bay ra xung quanh, ảnh hưởng đến những người khác, đặc biệt là người ngồi ngay kế bên bạn.

Một số hãng hàng không thậm chí còn có dịch vụ cung cấp cho hành khách tất chân để những ai có nhu cầu cởi giày có thể đeo loại tất này vào và vứt đôi tất bẩn đi


2. Lạm dụng việc ngả ghế tựa

Những chiếc ghế trên máy bay được thiết kế có thể ngả ra sau để khiến hành khách cảm thấy thoải mái hơn, nhưng bạn nên hạn chế ngả ghế vào khoảng thời gian tiếp viên phục vụ đồ ăn.

Người ngồi sau bạn chắc chắn chắn sẽ cảm thấy vô cùng bất tiện khi chiếc ghế của bạn kề ngay trước mặt khi họ đang muốn ăn một chút gì đó.

3. Chiếm quá nhiều chỗ ở ngăn để túi xách tay

Ngăn để hành lý trên đầu chỉ đủ cho chúng ta để túi xách tay. Vì vậy, đừng chiếm thêm chỗ bằng cách chèn chiếc áo khoác dày khụ của bạn vào đó.

Trên máy bay thường có một giá gác dành riêng cho áo khoác, hãy nhờ tiếp viên hàng không treo giúp bạn. Nếu ai đó yêu cầu bạn dịch hành lý gọn hơn cho họ để túi nghĩa là bạn đang chiếm quá nhiều chỗ đấy.

4. Nói chuyện quá to

Một số người rất thích chuyện trò và kết bạn với người lạ, điều đó không có gì là sai cả. Nhưng khi tâm tình với người bạn mới, bạn hãy cố gắng kiểm soát âm lượng của tiếng chuyện trò và cười nói. Các hành khách khác trên máy bay thực sự không quan tâm việc bạn đến từ đâu và làm gì để kiếm sống đâu.

Nếu người ngồi gần bạn rút ra một quyển sách hay tạp chí thì đó là dấu hiệu cho thấy họ muốn dừng câu chuyện đấy


5. Đùa quá lố

Đừng đưa ra những tuyên bố gây shock như “Tôi có một quả bom”, hoặc làm những trò đùa ngu ngốc tương tự như vậy. Bạn có thể bị “ném” khỏi máy bay và thậm chí là đưa vào nhà đá chỉ vì phút nghịch ngợm trẻ con của mình.

6. Nhìn chằm chằm vào tiếp viên từ đầu tới chân

Các tiếp viên hàng không nổi tiếng là có ngoại hình và cử chỉ đẹp, thu hút mọi ánh nhìn. Nhưng bạn không nên nhìn chằm chằm từ trên xuống dưới mỗi khi nữ tiếp viên đi qua.

Không chỉ tiếp viên đó sẽ cảm thấy không thoải mái mà các hành khách khác cũng sẽ nhìn bạn như người ngoài hành tinh.

7. Dính bã kẹo cao su lung tung

Bạn hãy tưởng tượng khi mình nhấc chiếc khay ăn lên thì một mẩu bã kẹo cao su đập ngay vào mắt bạn. Chắc chắn là không ai cảm thấy vui mừng khi gặp phải tình huống này. Vì vậy, nhai kẹo cao su xong, bạn hãy gói bã kẹo vào giấy gói và vứt ở nơi quy định.

8. Để âm lượng headphone quá to

Dù là bạn đã nghe headphone, nhưng nếu thể loại yêu thích của bạn là nhạc rock thì nó vẫn gây ồn ào cho người bên cạnh. Hãy để âm lượng vừa đủ nghe cho mình bạn thôi để người bên cạnh được nghỉ ngơi trong suốt chuyến bay dài.


9. Tỏ ra quá thân mật trên máy bay

Một cái thơm nhẹ lên má là hoàn toàn bình thường, nhưng những cử chỉ thân mật nhạy cảm hơn thì nên được “để dành” đến khách sạn.

Những hành động “lén lút” dưới chăn trên máy bay cũng nên tránh. Mọi người có thể không muốn thô lỗ nhắc nhở bạn, nhưng họ sẽ cảm thấy thực sự không thoải mái.

10. Đá vào ghế trước

Một số người thường vô ý làm hành động này khi cố gắng xê dịch để tìm được tư thế ngủ thoải mái. Nhất là những người nào cao lớn, chân dài thì thực sự là khó tìm được chỗ để chân

Nguồn: http://vietjetair.biz.vn/so-do-bay-lich-trinh-bay/lich-bay-gio-bay-ha-noi-da-nang-cua-vietjetair-12798.html

Những mẹo vặt hót khi đi máy bay

Bạn là người lần đầu đi máy bay, bạn đừng nên lo lắng quá, hãy để địa lý V&V Booking giúp bạn. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những mẹo vặt hay và hót sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin và thoải mái hơn trong những chuyến bay đi du lịch của mình

Nếu bạn có nhu cầu du lịch đến Hồ Chí Minh, bạn có thể tham khảo lịch bay hà nội hồ chí minh của đại lý V&V Booking http://vietjetair.biz.vn/so-do-bay-lich-trinh-bay/lich-bay-gio-bay-ha-noi-tp-ho-chi-minh-cua-vietjetair-12598.html


Khi máy bay cất cánh hoặc đang hạ cánh, tai bạn có thể bị ù, nhất là khi bạn đang đau đầu. Chứng ù tai này do hiện tượng thay đổi áp suất khi máy bay thay đổi độ cao

Bạn nên luôn nuốt nước bọt, ngáp hoặc tự bịt hai lỗ mũi rồi ngậm miệng thở ra. Làm như vậy, bạn sẽ tự cân bằng được phần nào áp suất bên trong tai với bên ngoài. Nếu đang bị ngạt mũi, nên dùng thuốc phun hoặc uống thuốc để mũi được thông. Khi đi máy bay, bạn nên mang theo những giấy tờ cần thiết gồm: vé, hộ chiếu, thị thực, giấy chứng nhận sức khỏe phù hợp với yêu cầu của chính quyền sở tại

Những thủ tục tại sân bay sẽ được bắt đầu sớm hơn 2 giờ và kết thúc trước giờ bay theo lịch 30 phút. Khi đi, bạn không được mang trong hành lý chất khí lỏng, rắn, chất dễ cháy, dễ nổ, chất phóng xạ, từ tính. Hành lý miễn cước tùy theo hãng máy bay có thể từ 20kg đến 70kg



Hành lý xách tay được mang theo tối đa 2 kiện với trọng lượng không quá 5 kg, mỗi kiện không vượt quá kích thước 45 cm x 30 cm x 24 cm. Hành khách phải xác nhận tại chỗ chậm nhất 24 giờ trước bay, nếu không có chỗ ngồi có thể bị hủy bỏ. Nếu ai muốn bỏ chỗ, phải gọi điện thoại thông báo cho trung tâm giữ chỗ của hãng máy bay biết.

Để đảm bảo sức khỏe trên chuyến bay dài, khi cơ thể bạn bị mệt mỏi vì ngồi lâu trên khoang, vì sự thay đổi về khoảng cách thời gian trong giấc ngủ và ăn uống, bạn sẽ có cảm giác mệt, rối loạn nhịp độ sinh hoạt, nhức đầu, mất ngủ và đầy bụng...

Trước khi đi 3 ngày, du khách nên ăn nhiều protein như thịt, phô mai vào các bữa điểm tâm, ăn nhiều rau, bột vào buổi chiều. Hôm sau ăn thức ăn nhẹ như súp, trái cây, thịt nướng. Và ngày thứ ba nên ăn theo chế độ ngày thứ nhất


Trong quá trình bay, để giảm bớt những khó chịu như đau cơ bắp ở người và chân, mệt mỏi và có thể bị chuột rút do phải ngồi yên trên ghế hàng giờ, bạn nên duỗi bàn chân ra trong 5 giây rồi trở lại vị trí bình thường, lặp đi lặp lại nhiều lần nhất là đối với các bắp thịt.

Lắc cổ sang hai bên rồi quay tròn từ từ, làm bốn lần rồi đổi chiều, nhún hai vai rồi quay tròn; giơ cao hai tay lên trần, thay đổi tay trái rồi đến tay phải, cử động các ngón chân và bàn chân lên xuống nhiều lần. Nếu có thể nên đứng lên và đi lại một quãng để máu lưu thông tốt.

Tập thở chậm và sâu giúp oxy vào phổi nhiều để cung cấp cho máu. Ngoài ra, để tránh khó chịu khi ngồi trên khoang bay, nên chọn chỗ ngồi trên cánh, tránh chỗ ngồi ở phần đuôi vì đó là chỗ hay lên xuống nhất. Nên mở bộ phận thông gió trên đầu và hướng gió vào mặt mình

Hi vọng những mẹo vặt của VietJetAir cung cấp sẽ giúp ích được bạn phần nào khi đi du lịch nhé!

Nguồn: http://vietjetair.biz.vn/so-do-bay-lich-trinh-bay/lich-bay-gio-bay-ha-noi-tp-ho-chi-minh-cua-vietjetair-12598.html

Wednesday, March 5, 2014

Khám phá lễ mừng lúa mới của dân tộc Xê Đăng

Với một đầu con heo và bẩy con chuột nướng là 2 vật lễ cúng không thể thiếu trong lễ hội mừng lúa mới của người dân tộc Xê Đăng với nhiều ý nghĩa độc đáo. Vé máy bay Sài Gòn đi Buôn Ma Thuột giá rẻ của V&V Booking sẽ đưa bạn đến nơi đây để khám phá nhé

Lễ hội mừng lúa mới là lễ hội quan trọng nhất và lớn nhất trong năm của người Xê Đăng. Để chuẩn bị cho lễ mừng cơm mới, từ sáng sớm, các gia đình trong buôn đã thức dậy để chuẩn bị các lễ vật cúng mừng như cơm lam, thịt heo, rượu cần…. Cơm lam được làm từ thứ gạo nếp rẫy ngon nhất mới thu hoạch, thịt heo được xắt lát mỏng, ướp gia vị vừa miệng rồi cho vào ống tre đem nướng lên bếp lửa than hồng. Rượu cần thì được các gia đình cẩn thận ủ trước đó một vài tuần. Trong buổi sáng tốt lành đầu năm mới, khắp buôn  rộn rã tiếng giã gạo xen lẫn tiếng nói cười vui vẻ


Khi các lễ vật đã được chuẩn bị xong, đúng giờ tốt theo quy định của buôn, các gia đình mang lễ vật ra Nhà văn hóa cộng đồng buôn bày biện. Ngay giữa sân Nhà văn hóa là một cây nêu cao vút đã được những người lớn tuổi trong buôn dựng lên. Người Xê đăng tin rằng cây nêu là “cầu nối tâm linh” để già làng - người được nể trọng và tin tưởng nhất báo cáo với Yàng những kết quả một năm qua của buôn, gửi gắm những ước nguyện và mong muốn Yàng tiếp tục phù hộ cho buôn làng có một năm mới no đủ

Dưới chân cây nêu có những ché rượu cần và bàn đựng đồ lễ với đầu heo, thịt gà, thịt chuột đồng nướng, cơm lam… để cúng lên Yàng. Vật hiến sinh cúng Yàng, thần linh gồm có 01 đầu heo và 07 con chuột nướng. Đầu heo để tạ ơn trời đất mừng lúa mới; chuột là khắc tinh của lúa, chúng thường xuyên phá hoại mùa màng nên người Xê Đăng báo cho thần linh đừng để những con vật phá hoại mùa màng năm sau.


Khi mọi người tập trung đông đúc, đội chiêng của buôn sẽ tấu lên điệu chiêng đón khách vào tham dự lễ hội. Sau tiếng cồng chiêng ngân vang dẫn hội, già làng A Manh bắt đầu làm lễ cúng. Già báo cáo với Yàng về tình hình sản xuất của người dân trong buôn một năm qua, cầu mong Yàng tiếp tục giúp mưa thuận gió hòa để công việc sản xuất được thuận lợi, bà con có cuộc sống no đủ. Sau lời khấn, già làng ăn cơm mới và uống rượu làm phép. Bài chiêng Liêng (chiêng mời rượu mừng lúa mới) được tấu lên rộn rã, những người già, khách quý được mời đến bên cây nêu để thưởng thức rượu cần. Tiếng hát, cùng điệu chiêng nhịp nhàng mời bà con buôn làng, cùng khách nắm tay nhau hòa vào vòng xoang, chung  vui với cả buôn

Sau lễ cúng Mừng lúa mới, đồng bào dân tộc Xê Đăng vào hội với các tiết mục văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao dân gian đặc sắc như: diễn tấu cồng chiêng mừng lễ hội, thi giã gạo nhanh, kéo co, thi đẩy gậy… kế tiếp là cùng thưởng thức các món ăn ẩm thực truyền thống như: rượu cần, cơm lam, heo nướng, đặc biệt là món thịt chuột đồng nướng, là món không thể thiếu tại lễ hội …


Bà con buôn làng và du khách cùng nhau quây quần uống rượu cần, trò chuyện rôm rả, trao đổi những kinh nghiệm làm nông nghiệp hay, những câu chuyện dí dỏm mà không có sự phân biệt già trẻ, trai gái. Câu chuyện cứ miên man bất tận như thế cho đến khi ché rượu nhạt dần, chủ và khách cùng lâng lâng say thì mới cất bước ra về với một niềm tin và hy vọng sang năm sẽ có một vụ mùa bội thu, thóc lúa đầy bồ, cuộc sống đủ đầy, sung túc

Quý khách có thể truy cập vào website htt://vietjetair.biz.vn của đại lý vé máy bay VietJetAir để biết thêm thông tin về những quy định khi đi máy bay, thông tin về thủ tục sân bay cũng như vé máy bay nội địa, vé máy bay quốc tế, vé máy bay khuyến mại!

Nguồn: http://vietjetair.biz.vn/ve-may-bay-di-buon-ma-thuot/ve-may-bay-tp-ho-chi-minh-di-buon-ma-thuot-10888.html

Trải nghiệm lễ hội mừng nhà Rông mới của dân tộc Giẻ Triêng

Lễ mừng nhà Rông mới của người Giẻ Triêng hội tụ đủ các loại hình văn hóa đặc trưng của đồng bào như múa, đánh cồng chiêng rất đặc sắc và hấp dẫn thu hút rất nhiều khách du lịch đến khám phá

Còn bạn thì sao ?. Hãy nhanh tay đặt vé máy bay Sài Gòn đi Buôn Ma Thuột cùng chúng tôi đến nơi này để hòa mình vào lễ hội này nhé

Người Giẻ Triêng trước đây có cuộc sống du canh du cư. Khi tìm được một địa điểm để lập làng mới, họ thường ở lại khoảng từ 5 - 7 mùa rẫy. Sau khi đất đai đã bạc màu họ đi tìm vùng đất mới để lập làng. Việc đầu tiên khi lập làng mới là phải tìm địa điểm để xây dựng nhà Rông. Mỗi làng Giẻ Triêng thường có từ 25-30 nóc nhà


Sau khi đã làm lễ tế Giàng, họ cùng chung tay xây dựng nhà Rông, ngôi nhà lớn của cộng đồng mình, là nơi để tụ họp bà con, để bàn bạc công việc làm ăn và giải quyết mọi câu chuyện của cộng đồng.
Khi nhà Rông đã hoàn thành, các gia đình đều chung sức vào dựng nhà cho dân làng, từ ngôi nhà chủ làng, các gia đình có vị trí trong làng, sau đó đến những người neo đơn, đàn bà góa không có điều kiện tự làm nhà… Đến khi tất cả các ngôi nhà đã hoàn thành, người Giẻ Triêng làm lễ mừng nhà Rông mới.

Lễ mừng nhà Rông mới của đồng bào Giẻ Triêng ở Kon Tum được bắt đầu bằng những công việc rất nhỏ: Chị em phụ nữ xuống suối bắt cá, đi hái rau rừng..., các chàng trai vào rừng săn bắn lấy thực phẩm cho lễ mừng nhà Rông mới. Không gian lễ hội mừng nhà Rông mới của người Giẻ Triêng bao giờ cũng phải có cây nêu, rồi đến con trâu. Những chàng trai có bàn tay khéo léo tài hoa sẽ được các già làng chọn vào rừng chặt cây nêu cúng Giàng. Trước khi đi, chàng trai Giẻ Triêng phải lên nhà Rông ngủ chay 3 ngày 3 đêm, sau đó họ xuống suối tắm rửa sạch sẽ rồi mới được vào rừng chặt cây về làm cây nêu


Có thể nói, cây nêu như một tác phẩm nghệ thuật tổng hợp, mà ở đó hội tụ đủ yếu tố từ hội họa, điêu khắc, nghề thủ công truyền thống... Những cành nêu trĩu nặng tượng trưng cho mùa màng bội thu, tượng trưng những bông lúa, quả bắp trĩu hạt. Cây nêu chính vươn thẳng lên trời cao tượng trưng cho con đường lên trời, chuyển lời cúng của chủ lễ, lời cúng của già làng, chuyển lời cầu xin của bà con lên thần linh trên trời để mong muốn một cuộc sống no đủ, vui vẻ hạnh phúc, không có chiến tranh, dịch bệnh xảy ra, làm ăn mùa sau luôn được nhiều thóc lúa hơn mùa trước; trâu, bò, heo, gà luôn nằm chật gầm sàn, làng không có chiến tranh, dịch bệnh xảy ra...

Cùng với cây nêu, thì con trâu cũng là con vật rất có ý nghĩa đối với người Giẻ Triêng. Nếu như với người Kinh, con trâu là đầu cơ nghiệp, thì đối với người Giẻ Triêng, con trâu còn có ý nghĩa hơn thế, nó là một người bạn thân thiết, đó là con vật thiêng liêng của họ. Bởi đồng bào Giẻ Triêng theo chủ nghĩa đa thần, con trâu là vật thiêng liêng cúng Giàng, là vật thế mạng họ để cầu xin thần linh cho buôn làng khỏe mạnh, vì vậy họ vô cùng yêu quý con trâu. Chính vì vậy, trong lễ mừng nhà Rông mới không thể thiếu lễ đâm trâu


Một nghi lễ hết sức đặc biệt trước ngày diễn ra lễ đâm trâu là lễ “khóc trâu”. Khi mặt trời của ngày hôm trước đã lặn, con trâu đã được cột vào thân cây nêu, bà con trong làng tổ chức đánh cồng chiêng, khóc trâu suốt một đêm ròng. Họ cảm ơn con trâu đã vất vả, đã phải chịu đựng hy sinh, chịu đựng đau đớn thay họ để làm vật hiến sinh cúng Giàng, để cầu cho dân làng họ được khỏe mạnh, no ấm... Sau một đêm đánh cồng chiêng múa hát cùng trâu, than thở cùng trâu, tâm sự cùng trâu, cầu xin trâu giúp đỡ họ... mới đến lễ đâm trâu.

Lễ buộc hoa vào cặp sừng trâu với mong muốn cặp hoa này  giống như những bông bắp cho một mùa bội thu. Đến lúc này con trâu trở thành vật tế linh thiêng


Ngày hôm sau, trước khi tiến hành nghi lễ đâm trâu, già làng sẽ thực hiện nghi lễ để con trâu trở thành con trâu thiêng, trở thành vật hiến sinh cúng Giàng của người Giẻ Triêng. Họ cắm vào sừng trâu những chùm hoa sặc sỡ. Sau khi nghi lễ được tiến hành xong, người dân trong làng hò reo, các chàng trai vừa nhảy vừa đánh cồng chiêng vòng quanh cây nêu và con trâu. Những phụ nữ cùng nhau múa những điệu múa mộc mạc đơn giản nhưng vô cùng sinh động thể hiện những động tác trong lao động sản xuất của người Giẻ Triêng, từ làm cỏ lúa, gieo hạt, xua đuổi sâu bọ phá hại mùa màng đến những động tác thể hiện việc chào mời khách vào cùng chơi, cùng vui hội với họ...

 Khi những người tham gia lễ hội như được thông linh với thần, họ trở nên thăng hoa, nhịp chiêng của các chàng trai ngày càng náo nức, nhộn nhịp, các cô gái cũng chuyển từ điệu múa xoang sang điệu Bông rốk vô cùng mạnh mẽ… Theo sự phân công của già làng, một chàng trai khỏe mạnh trong làng cầm giáo đuổi theo và đâm vào con trâu thiêng đã được cột sẵn. Sau một vài nhát giáo đâm tượng trưng, người trong làng đưa trâu đi mổ, thịt trâu được chia đều cho tất cả mọi người dân trong làng, ai cũng có phần để được may mắn.

Lễ hội đâm trâu kết thúc, mọi người được mời vào nhà Rông, cùng đánh cồng chiêng, cùng múa điệu Bông rốk, cùng uống rượu thiêng... để mừng làng mới, mừng nhà mới, và mừng một vụ mùa bội thu sắp tới

Các bạn nên tham khảo kĩ cho mình giờ bay vietjetair một cách an toàn và lựa chọn 1 cách thật chính xác trước khi đi du lịch nhé các bạn.

Nguồn: http://vietjetair.biz.vn/ve-may-bay-di-buon-ma-thuot/ve-may-bay-tp-ho-chi-minh-di-buon-ma-thuot-10888.html

Lễ hội Puh Hơ Drih độc đáo của người dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih là một lễ hội của người Ba Na, thường gọi lễ cầu an để cầu mưa thuận gió hòa, mọi người đoàn kết thương yêu nhau, cầu mùa màng tươi tốt bội thu, xua đuổi tà ma, dịch bệnh. Hãy cùng V&V Booking đến nơi đây hòa mình vào lễ hội độc đáo này với vé máy bay TP Hồ Chí Minh đi Buôn Ma Thuột giá rẻ nhé

Người Rơ Ngao thuộc dân tộc Ba Na (còn được gọi là Ba Na Rơ Ngao) sống tại làng Đắk Wơk, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy. Lễ hội Puh Hơ Drih được tổ chức sau khi người dân Rơ Ngao thu hoạch xong mùa màng


Lễ hội của các tộc người ở Kon Tum có dáng vẻ riêng mang tính khu vực. Lễ hội cộng đồng được sản sinh trong điều kiện, hoàn cảnh sống, lao động sản xuất gắn liền với núi rừng mênh mông vô tận; chính từ đó, nó chứa đựng một sắc thái văn hóa riêng – văn hóa lấy con người làm chủ, lấy đất trời làm khuôn mẫu, văn hóa ấy là sự hài hòa của nắng mưa, của núi rừng và nương rẫy

Lễ hội Puh Hơ Drih diễn ra thường sau khi mùa màng thu hoạch xong, chủ làng tổ chức cho bà con sửa sang máng nước, sửa nhà rông sau đó tổ chức lễ hội. Theo quan niệm của người Rơ Ngao, lễ hội nhằm cầu cho dân làng ấm no, không có chiến tranh, dịch bệnh, xua đuổi tà ma và các thế lực xấu...


Lễ hội được tổ chức tại nhà Rông, bắt đầu với các phần lễ cúng tế, hiến tế với các con vật hiến sinh như: gà, heo, bò… Sau đó, tất cả dân làng cùng đánh cồng chiêng, trình diễn trang phục cổ truyền rồi liên hoan ẩm thực, hát dân ca…

Theo người dân trong làng, lễ hội này đã được tổ chức cách đây trên 40 năm, các vật được tế hiến như bò, heo, gà, dê... cùng nhiều món ăn ẩm thực đặc sắc, biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca… để cầu mưa thuận gió hòa, mọi người đoàn kết thương yêu nhau, cầu mùa màng tươi tốt bội thu, xua đuổi tà ma, dịch bệnh


Lễ hội Puh Hơ Drih góp phần phục dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống độc đáo trong các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum.

Các bạn nên tham khảo kĩ cho mình giờ bay vietjetair một cách an toàn và lựa chọn 1 cách thật chính xác trước khi đi du lịch nhé các bạn.

Nguồn: http://vietjetair.biz.vn/ve-may-bay-di-buon-ma-thuot/ve-may-bay-tp-ho-chi-minh-di-buon-ma-thuot-10888.html