Wednesday, March 5, 2014

Khám phá lễ mừng lúa mới của dân tộc Xê Đăng

Với một đầu con heo và bẩy con chuột nướng là 2 vật lễ cúng không thể thiếu trong lễ hội mừng lúa mới của người dân tộc Xê Đăng với nhiều ý nghĩa độc đáo. Vé máy bay Sài Gòn đi Buôn Ma Thuột giá rẻ của V&V Booking sẽ đưa bạn đến nơi đây để khám phá nhé

Lễ hội mừng lúa mới là lễ hội quan trọng nhất và lớn nhất trong năm của người Xê Đăng. Để chuẩn bị cho lễ mừng cơm mới, từ sáng sớm, các gia đình trong buôn đã thức dậy để chuẩn bị các lễ vật cúng mừng như cơm lam, thịt heo, rượu cần…. Cơm lam được làm từ thứ gạo nếp rẫy ngon nhất mới thu hoạch, thịt heo được xắt lát mỏng, ướp gia vị vừa miệng rồi cho vào ống tre đem nướng lên bếp lửa than hồng. Rượu cần thì được các gia đình cẩn thận ủ trước đó một vài tuần. Trong buổi sáng tốt lành đầu năm mới, khắp buôn  rộn rã tiếng giã gạo xen lẫn tiếng nói cười vui vẻ


Khi các lễ vật đã được chuẩn bị xong, đúng giờ tốt theo quy định của buôn, các gia đình mang lễ vật ra Nhà văn hóa cộng đồng buôn bày biện. Ngay giữa sân Nhà văn hóa là một cây nêu cao vút đã được những người lớn tuổi trong buôn dựng lên. Người Xê đăng tin rằng cây nêu là “cầu nối tâm linh” để già làng - người được nể trọng và tin tưởng nhất báo cáo với Yàng những kết quả một năm qua của buôn, gửi gắm những ước nguyện và mong muốn Yàng tiếp tục phù hộ cho buôn làng có một năm mới no đủ

Dưới chân cây nêu có những ché rượu cần và bàn đựng đồ lễ với đầu heo, thịt gà, thịt chuột đồng nướng, cơm lam… để cúng lên Yàng. Vật hiến sinh cúng Yàng, thần linh gồm có 01 đầu heo và 07 con chuột nướng. Đầu heo để tạ ơn trời đất mừng lúa mới; chuột là khắc tinh của lúa, chúng thường xuyên phá hoại mùa màng nên người Xê Đăng báo cho thần linh đừng để những con vật phá hoại mùa màng năm sau.


Khi mọi người tập trung đông đúc, đội chiêng của buôn sẽ tấu lên điệu chiêng đón khách vào tham dự lễ hội. Sau tiếng cồng chiêng ngân vang dẫn hội, già làng A Manh bắt đầu làm lễ cúng. Già báo cáo với Yàng về tình hình sản xuất của người dân trong buôn một năm qua, cầu mong Yàng tiếp tục giúp mưa thuận gió hòa để công việc sản xuất được thuận lợi, bà con có cuộc sống no đủ. Sau lời khấn, già làng ăn cơm mới và uống rượu làm phép. Bài chiêng Liêng (chiêng mời rượu mừng lúa mới) được tấu lên rộn rã, những người già, khách quý được mời đến bên cây nêu để thưởng thức rượu cần. Tiếng hát, cùng điệu chiêng nhịp nhàng mời bà con buôn làng, cùng khách nắm tay nhau hòa vào vòng xoang, chung  vui với cả buôn

Sau lễ cúng Mừng lúa mới, đồng bào dân tộc Xê Đăng vào hội với các tiết mục văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao dân gian đặc sắc như: diễn tấu cồng chiêng mừng lễ hội, thi giã gạo nhanh, kéo co, thi đẩy gậy… kế tiếp là cùng thưởng thức các món ăn ẩm thực truyền thống như: rượu cần, cơm lam, heo nướng, đặc biệt là món thịt chuột đồng nướng, là món không thể thiếu tại lễ hội …


Bà con buôn làng và du khách cùng nhau quây quần uống rượu cần, trò chuyện rôm rả, trao đổi những kinh nghiệm làm nông nghiệp hay, những câu chuyện dí dỏm mà không có sự phân biệt già trẻ, trai gái. Câu chuyện cứ miên man bất tận như thế cho đến khi ché rượu nhạt dần, chủ và khách cùng lâng lâng say thì mới cất bước ra về với một niềm tin và hy vọng sang năm sẽ có một vụ mùa bội thu, thóc lúa đầy bồ, cuộc sống đủ đầy, sung túc

Quý khách có thể truy cập vào website htt://vietjetair.biz.vn của đại lý vé máy bay VietJetAir để biết thêm thông tin về những quy định khi đi máy bay, thông tin về thủ tục sân bay cũng như vé máy bay nội địa, vé máy bay quốc tế, vé máy bay khuyến mại!

Nguồn: http://vietjetair.biz.vn/ve-may-bay-di-buon-ma-thuot/ve-may-bay-tp-ho-chi-minh-di-buon-ma-thuot-10888.html

Trải nghiệm lễ hội mừng nhà Rông mới của dân tộc Giẻ Triêng

Lễ mừng nhà Rông mới của người Giẻ Triêng hội tụ đủ các loại hình văn hóa đặc trưng của đồng bào như múa, đánh cồng chiêng rất đặc sắc và hấp dẫn thu hút rất nhiều khách du lịch đến khám phá

Còn bạn thì sao ?. Hãy nhanh tay đặt vé máy bay Sài Gòn đi Buôn Ma Thuột cùng chúng tôi đến nơi này để hòa mình vào lễ hội này nhé

Người Giẻ Triêng trước đây có cuộc sống du canh du cư. Khi tìm được một địa điểm để lập làng mới, họ thường ở lại khoảng từ 5 - 7 mùa rẫy. Sau khi đất đai đã bạc màu họ đi tìm vùng đất mới để lập làng. Việc đầu tiên khi lập làng mới là phải tìm địa điểm để xây dựng nhà Rông. Mỗi làng Giẻ Triêng thường có từ 25-30 nóc nhà


Sau khi đã làm lễ tế Giàng, họ cùng chung tay xây dựng nhà Rông, ngôi nhà lớn của cộng đồng mình, là nơi để tụ họp bà con, để bàn bạc công việc làm ăn và giải quyết mọi câu chuyện của cộng đồng.
Khi nhà Rông đã hoàn thành, các gia đình đều chung sức vào dựng nhà cho dân làng, từ ngôi nhà chủ làng, các gia đình có vị trí trong làng, sau đó đến những người neo đơn, đàn bà góa không có điều kiện tự làm nhà… Đến khi tất cả các ngôi nhà đã hoàn thành, người Giẻ Triêng làm lễ mừng nhà Rông mới.

Lễ mừng nhà Rông mới của đồng bào Giẻ Triêng ở Kon Tum được bắt đầu bằng những công việc rất nhỏ: Chị em phụ nữ xuống suối bắt cá, đi hái rau rừng..., các chàng trai vào rừng săn bắn lấy thực phẩm cho lễ mừng nhà Rông mới. Không gian lễ hội mừng nhà Rông mới của người Giẻ Triêng bao giờ cũng phải có cây nêu, rồi đến con trâu. Những chàng trai có bàn tay khéo léo tài hoa sẽ được các già làng chọn vào rừng chặt cây nêu cúng Giàng. Trước khi đi, chàng trai Giẻ Triêng phải lên nhà Rông ngủ chay 3 ngày 3 đêm, sau đó họ xuống suối tắm rửa sạch sẽ rồi mới được vào rừng chặt cây về làm cây nêu


Có thể nói, cây nêu như một tác phẩm nghệ thuật tổng hợp, mà ở đó hội tụ đủ yếu tố từ hội họa, điêu khắc, nghề thủ công truyền thống... Những cành nêu trĩu nặng tượng trưng cho mùa màng bội thu, tượng trưng những bông lúa, quả bắp trĩu hạt. Cây nêu chính vươn thẳng lên trời cao tượng trưng cho con đường lên trời, chuyển lời cúng của chủ lễ, lời cúng của già làng, chuyển lời cầu xin của bà con lên thần linh trên trời để mong muốn một cuộc sống no đủ, vui vẻ hạnh phúc, không có chiến tranh, dịch bệnh xảy ra, làm ăn mùa sau luôn được nhiều thóc lúa hơn mùa trước; trâu, bò, heo, gà luôn nằm chật gầm sàn, làng không có chiến tranh, dịch bệnh xảy ra...

Cùng với cây nêu, thì con trâu cũng là con vật rất có ý nghĩa đối với người Giẻ Triêng. Nếu như với người Kinh, con trâu là đầu cơ nghiệp, thì đối với người Giẻ Triêng, con trâu còn có ý nghĩa hơn thế, nó là một người bạn thân thiết, đó là con vật thiêng liêng của họ. Bởi đồng bào Giẻ Triêng theo chủ nghĩa đa thần, con trâu là vật thiêng liêng cúng Giàng, là vật thế mạng họ để cầu xin thần linh cho buôn làng khỏe mạnh, vì vậy họ vô cùng yêu quý con trâu. Chính vì vậy, trong lễ mừng nhà Rông mới không thể thiếu lễ đâm trâu


Một nghi lễ hết sức đặc biệt trước ngày diễn ra lễ đâm trâu là lễ “khóc trâu”. Khi mặt trời của ngày hôm trước đã lặn, con trâu đã được cột vào thân cây nêu, bà con trong làng tổ chức đánh cồng chiêng, khóc trâu suốt một đêm ròng. Họ cảm ơn con trâu đã vất vả, đã phải chịu đựng hy sinh, chịu đựng đau đớn thay họ để làm vật hiến sinh cúng Giàng, để cầu cho dân làng họ được khỏe mạnh, no ấm... Sau một đêm đánh cồng chiêng múa hát cùng trâu, than thở cùng trâu, tâm sự cùng trâu, cầu xin trâu giúp đỡ họ... mới đến lễ đâm trâu.

Lễ buộc hoa vào cặp sừng trâu với mong muốn cặp hoa này  giống như những bông bắp cho một mùa bội thu. Đến lúc này con trâu trở thành vật tế linh thiêng


Ngày hôm sau, trước khi tiến hành nghi lễ đâm trâu, già làng sẽ thực hiện nghi lễ để con trâu trở thành con trâu thiêng, trở thành vật hiến sinh cúng Giàng của người Giẻ Triêng. Họ cắm vào sừng trâu những chùm hoa sặc sỡ. Sau khi nghi lễ được tiến hành xong, người dân trong làng hò reo, các chàng trai vừa nhảy vừa đánh cồng chiêng vòng quanh cây nêu và con trâu. Những phụ nữ cùng nhau múa những điệu múa mộc mạc đơn giản nhưng vô cùng sinh động thể hiện những động tác trong lao động sản xuất của người Giẻ Triêng, từ làm cỏ lúa, gieo hạt, xua đuổi sâu bọ phá hại mùa màng đến những động tác thể hiện việc chào mời khách vào cùng chơi, cùng vui hội với họ...

 Khi những người tham gia lễ hội như được thông linh với thần, họ trở nên thăng hoa, nhịp chiêng của các chàng trai ngày càng náo nức, nhộn nhịp, các cô gái cũng chuyển từ điệu múa xoang sang điệu Bông rốk vô cùng mạnh mẽ… Theo sự phân công của già làng, một chàng trai khỏe mạnh trong làng cầm giáo đuổi theo và đâm vào con trâu thiêng đã được cột sẵn. Sau một vài nhát giáo đâm tượng trưng, người trong làng đưa trâu đi mổ, thịt trâu được chia đều cho tất cả mọi người dân trong làng, ai cũng có phần để được may mắn.

Lễ hội đâm trâu kết thúc, mọi người được mời vào nhà Rông, cùng đánh cồng chiêng, cùng múa điệu Bông rốk, cùng uống rượu thiêng... để mừng làng mới, mừng nhà mới, và mừng một vụ mùa bội thu sắp tới

Các bạn nên tham khảo kĩ cho mình giờ bay vietjetair một cách an toàn và lựa chọn 1 cách thật chính xác trước khi đi du lịch nhé các bạn.

Nguồn: http://vietjetair.biz.vn/ve-may-bay-di-buon-ma-thuot/ve-may-bay-tp-ho-chi-minh-di-buon-ma-thuot-10888.html

Lễ hội Puh Hơ Drih độc đáo của người dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih là một lễ hội của người Ba Na, thường gọi lễ cầu an để cầu mưa thuận gió hòa, mọi người đoàn kết thương yêu nhau, cầu mùa màng tươi tốt bội thu, xua đuổi tà ma, dịch bệnh. Hãy cùng V&V Booking đến nơi đây hòa mình vào lễ hội độc đáo này với vé máy bay TP Hồ Chí Minh đi Buôn Ma Thuột giá rẻ nhé

Người Rơ Ngao thuộc dân tộc Ba Na (còn được gọi là Ba Na Rơ Ngao) sống tại làng Đắk Wơk, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy. Lễ hội Puh Hơ Drih được tổ chức sau khi người dân Rơ Ngao thu hoạch xong mùa màng


Lễ hội của các tộc người ở Kon Tum có dáng vẻ riêng mang tính khu vực. Lễ hội cộng đồng được sản sinh trong điều kiện, hoàn cảnh sống, lao động sản xuất gắn liền với núi rừng mênh mông vô tận; chính từ đó, nó chứa đựng một sắc thái văn hóa riêng – văn hóa lấy con người làm chủ, lấy đất trời làm khuôn mẫu, văn hóa ấy là sự hài hòa của nắng mưa, của núi rừng và nương rẫy

Lễ hội Puh Hơ Drih diễn ra thường sau khi mùa màng thu hoạch xong, chủ làng tổ chức cho bà con sửa sang máng nước, sửa nhà rông sau đó tổ chức lễ hội. Theo quan niệm của người Rơ Ngao, lễ hội nhằm cầu cho dân làng ấm no, không có chiến tranh, dịch bệnh, xua đuổi tà ma và các thế lực xấu...


Lễ hội được tổ chức tại nhà Rông, bắt đầu với các phần lễ cúng tế, hiến tế với các con vật hiến sinh như: gà, heo, bò… Sau đó, tất cả dân làng cùng đánh cồng chiêng, trình diễn trang phục cổ truyền rồi liên hoan ẩm thực, hát dân ca…

Theo người dân trong làng, lễ hội này đã được tổ chức cách đây trên 40 năm, các vật được tế hiến như bò, heo, gà, dê... cùng nhiều món ăn ẩm thực đặc sắc, biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca… để cầu mưa thuận gió hòa, mọi người đoàn kết thương yêu nhau, cầu mùa màng tươi tốt bội thu, xua đuổi tà ma, dịch bệnh


Lễ hội Puh Hơ Drih góp phần phục dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống độc đáo trong các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum.

Các bạn nên tham khảo kĩ cho mình giờ bay vietjetair một cách an toàn và lựa chọn 1 cách thật chính xác trước khi đi du lịch nhé các bạn.

Nguồn: http://vietjetair.biz.vn/ve-may-bay-di-buon-ma-thuot/ve-may-bay-tp-ho-chi-minh-di-buon-ma-thuot-10888.html

Tìm hiểu lễ cúng đất làng của người Ba Na Tây Nguyên

Lễ hội Cúng Đất làng của người Ba Na được tổ chức hàng năm vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 âm lịch khi chuẩn bị vào vụ sản xuất hoặc khi dọn đến vùng đất mới. Hãy cùng đại lý V&V Booking đặt vé máy bay TP Hồ Chí Minh đi Buôn Ma Thuột để khám phá nhé


Lễ Cúng Đất Làng là Lễ hội của người Ba Na sống ở Kon Tum và Gia Lai. Dân làng Ba Na làm lễ cúng đất làng vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 âm lịch khi chuẩn bị vào vụ sản xuất hoặc khi dọn đến vùng đất mới. Trước hôm dựng làng đồng bào Ba Na làm lễ kéo dài 2 ngày. Họ khấn các thần linh phù hộ cho công việc làm ăn thuận lợi, và thông báo cho thần linh biết công việc làm ăn trong năm mới


Trong khi điều kiện sinh tồn của các dận tộc còn gặp rất nhiều khó khăn phải chống chọi với thiên nhiên, thú dữ, bệnh tật, đói nghèo, chết chóc... mà trình độ nhận thức khoa học của con người hạn chế. Do đó, vòng đời người cũng gắn liền với hệ thống Lễ - Hội tương ứng trong mỗi thời kỳ, tình huống cụ thể. Có Lễ Bỏ Mả (Pơ Thi), Lễ Ăn Trâu, Lễ hội mừng Nhà rông mới, Lễ cúng Đất làng...


Con người từ khi sinh ra đến khi xuống mồ phải trải qua nhiều quá trình của mối quan hệ ứng xử; mối quan hệ Người - Người (cá nhân với cá nhân), mối quan hệ cá nhân với cộng đồng; mối quan hệ cá nhân, cộng đồng với đấng siêu nhiên - Giàng. Trong khi điều kiện sinh tồn của các dận tộc còn gặp rất nhiều khó khăn phải chống chọi với thiên nhiên, thú dữ, bệnh tật, đói nghèo, chết chóc... mà trình độ nhận thức khoa học của con người hạn chế.

Các bạn nên tham khảo kĩ cho mình lịch bay vietjetair một cách an toàn và lựa chọn 1 cách thật chính xác trước khi đi du lịch nhé các bạn.

Nguồn: http://vietjetair.biz.vn/ve-may-bay-di-buon-ma-thuot/ve-may-bay-tp-ho-chi-minh-di-buon-ma-thuot-10888.html


Tuesday, March 4, 2014

Đặc sản Cá Lăng Đăk Lăk với hương vị tuyệt vời

Cá lăng ở Đăk Lăk nổi tiếng với thương hiệu bay rất xa, khiến bao du khách khi tới đây không thể quên được và chỉ muốn tìm đến để thưởng thức nó mà thôi. Hãy cùng đặt vé máy bay TP Hồ Chí Minh đi Buôn Ma Thuột để thưởng thức hương vị tuyệt vời của món này nhé

Cá lăng, một đặc sản mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho người Tây Nguyên, là loài cá nước ngọt, thuộc bộ cá da trơn, có nhiều trên sông Sêrêpốk. Cá có vị ngọt, béo, thơm ngon nên đã có mặt trong thực đơn của các quán ăn, nhà hàng, khách sạn và được nhiều thực khách ưa chuộng.


Cá lăng dùng để làm chả, cá lăng om chuối, cá lăng hấp, cá lăng xào tỏi hay cá lăng nấu cháo... món nào cũng thơm cũng ngon. Nhưng tôi vẫn thích nhất món cá lăng nướng và lẩu cá lăng nấu canh chua.

Cá lăng nướng là món ngon với những hương vị béo, thơm, ngọt, đậm đà. Cá lăng làm sạch, để ráo, loại bỏ da và xương, cắt miếng vừa ăn rồi ướp với nước mắm, mì chính, mẻ, nước cốt riềng, nghệ khoảng mười phút cho cá thấm gia vị. Trước khi nướng cá trên than hồng, cần phết một lớp dầu phộng lên từng miếng cá. Người đầu bếp phải khéo léo lật trở vỉ nướng nhằm tránh làm cá cháy


Khi những miếng cá lăng chảy mỡ kêu xèo xèo và từng miếng cá chuyển sang màu nâu cánh gián, dậy lên hương thơm quyến rũ của thịt cá và mẻ là khâu nướng cá đã hoàn thành. Món cá lăng nướng có thể ăn kèm với bún. Nhưng cá lăng nướng cuốn bánh tráng với các loại rau: khế, chuối chát, dứa, húng, quế, … là món ngon rất lạ miệng. Những hương vị béo, ngọt, thơm của cá quyện với vị dai của bánh tráng, tươi non của các loại rau cùng vị đậm đà của nước mắm chanh, tỏi, ớt khiến những ai lần đầu thưởng thức món ngon này sẽ nhớ mãi không quên.

Lẩu cá lăng nấu canh chua là một món ngon giải nhiệt, bổ dưỡng, được nhiều người lựa chọn trong mùa hè. Nguyên liệu chính để nấu lẩu gồm: cá lăng, măng chua, nghệ tươi giã nhỏ, cà chua chín băm nhuyễn. Cá lăng làm sạch, cắt lát vừa ăn rồi trụng qua nước sôi cho thịt cá săn chắc. Phi thơm dầu phộng với hành băm rồi cho nghệ tươi và cà chua vào xào lấy nước màu, tiếp tục cho cá lăng và măng chua vào, nêm gia vị gồm bột nêm, mì chính, nước mắm, để lửa nhỏ cho cá thấm gia vị


Cuối cùng, cho nước hầm xương vào nồi lẩu, đun sôi lẩu rồi tắt bếp. Để món ăn thêm nhiều hương vị cần cho thêm một ít tiêu bột, ớt tươi cắt lát và một ít rau thơm như hành lá, ngò rí. Lẩu cá lăng nấu canh chua dùng kèm với bún hay ăn như một món canh chua thông thường vừa thơm ngon lại rất ngọt nước, thích hợp dùng trong những ngày hè nắng nóng.

Lên Tây Nguyên mà chưa thưởng thức cá lăng là coi như chuyến đi của bạn chưa thật sự được trọn vẹn. Có đúng không nào các bạn. Vậy thì hãy nhanh tay đặt vé máy bay vietjetair giá rẻ và bay đến đây ngay thôi nào

Nguồn: http://vietjetair.biz.vn/ve-may-bay-di-buon-ma-thuot/ve-may-bay-tp-ho-chi-minh-di-buon-ma-thuot-10888.html

Cùng nhau thưởng thức bò khô Tây Nguyên ngon tuyệt vời

Thịt bò khô của núi rừng Tây Nguyên có vị đậm đà hấp dẫn rất riêng. Miếng thịt thơm, mềm và ngọt, có vị cay của ớt, miếng thịt có hương thơm của sả mà mỗi khi ai thưởng thức đều cảm thấy rất ngon

Cùng đại lý V&V Booking đặt vé máy bay vietjetair Hà Nội đi Buôn Ma Thuột giá rẻ để thưởng thức món đặc sản này ngay thôi nào

Nai, bò khô luôn là món ăn lai rai được nhiều chị em phụ nữ cũng như cánh mày râu ưa thích,  đặc biệt là dân văn phòng, bạn có thể vừa làm việc, tám chuyện vừa lai rai những miếng thịt bò  cay cay. Tuy nhiên, thị trường thịt bò khô hiện nay khá phức tạp với nhiều kiểu công nghiệp phù phép thịt lợn thành thịt bò hay trong quá trình chế biến không đảm bảo vệ sinh thực phẩm.


Thịt bò khô Tây Nguyên từ lâu đã nổi tiếng với du khách khi đến đây du lịch. Nơi đây được ưu ái cho những đồng cỏ xanh, những chú bò to khỏe, được nuôi theo công nghệ sạch. Thịt bò khô Tây Nguyên có lẽ vì thế cũng có hương vị đặc biệt hơn.

Ở Hà Nội, bạn có thể thưởng thức thịt bò, nai khô Tây Nguyên chính hiệu. Tất cả sản phẩm nai, bò khô đều không sử dụng chất bảo quản cũng như phẩm màu (chỉ sử dung màu từ hột điều và nghệ), bạn sẽ thấy không được màu mè bắt mắt nhưng khi ăn mới cảm nhận được vị ngọt đậm đà của thịt bò, thịt dai mềm


Mỗi dịp Tết đến, khi các loại bánh mứt kẹo không còn được ưa chuộng như trước đây thì thịt bò khô, thịt nai hun khói trở thành món ăn hấp dẫn được rất nhiều người ưa thích. Ngoài các sản phẩm thịt bò khô truyền thống, khách hàng nhớ tới Minh Hiển bởi những món độc đáo hấp dẫn khác như thịt nai và bò hun khói hay gân nai.

Khác với các loại thịt bò khô ăn liền thông thường, món nai hun khói trước khi ăn sẽ phải nướng lên, khi mùi mật ong thơm dậy cũng là lúc nai đã chín, xé từng thớ thịt nai thơm lừng thưởng thức với chút bia quả thật là một món nhậu độc đáo khi đãi khách đến chơi nhà.

Để đặt vé hay theo dõi giờ bay lịch bay của Vietjetair mời các bạn vào lịch trình bay vietjetair.

Nguồn: http://vietjetair.biz.vn/ve-may-bay-di-buon-ma-thuot/ve-may-bay-ha-noi-di-buon-ma-thuot-7388.html

Thưởng thức món Cà phổi nướng món ăn dân dã Tây Nguyên

Cà phổi nướng là món ăn dân dã chắc chắn sẽ lạ lẫm với nhiều du khách khi đến với Tây Nguyên. Nếu ai muốn thưởng thức thì đặt ngay vé máy bay vietjetair Hà Nội đi Buôn Ma Thuột để trải nghiệm nhé

Chỉ cần chấm với chút nước mắm ớt, không cần làm xốt dầu hành gì cả, ăn vẫn rất ngon. Cơm nóng bới vào chén, khói chưa kip bay hết. Gắp miếng cà có ớt vừa hít hà, cảm giác như được ăn cao lương mĩ vị…


Khi tôi còn nhỏ, đầu xuân tía tôi thường trồng vài ba cây cà phổi (cà tím, cà dái dê) để trái ra kịp mùa lúa. Mùa lúa đến, cả nhà tất bật việc ruộng đồng, bữa cơm thường được chuẩn bị nhanh, gọn và không thể thiếu món cà

Cà phổi chế biến được rất nhiều món ngon. Tôi nhớ, mỗi lần mẹ nấu cơm thường nướng thêm cà. Chỉ cần cho trái cà trên lớp than hồng, cơm chưa chín cà đã chín. Cà nướng vỏ cháy đen, nhưng bên trong ruột trắng tươi, ngọt ngậy. Chỉ cần chấm với chút nước mắm ớt, không cần làm xốt dầu hành gì cả, ăn vẫn rất ngon. Cơm nóng bới vào chén, khói chưa kip bay hết. Gắp miếng cà có ớt vừa hít hà, cảm giác như được ăn cao lương mĩ vị…


Cà phổi dùng kho mắm cũng rất ngon, cà không cần gọt vỏ chỉ cần cắt khúc vuông chừng ngón tay, cho vào nồi mắm đang sôi, mùi thơm nồng ngậy. Cà kho mắm ăn với rau sống, "no căng bụng mà vẫn muốn ăn nữa”, tía tôi thường nói thế. Cà phổi xào, chiên đều rất ngon

Tôi lớn lên, đi học xa. Bữa cơm sinh viên có cà nướng cho thêm chút mỡ hành và nước mắm chua ngọt cay cay vẫn khiến tôi ăn no căng bụng. Rồi thời gian qua, tôi đi xa nhà hơn nữa, cách Việt Nam hơn 10 ngàn km. Cà phổi ở Pháp trái to lắm. Trái nào cũng đẹp, da căng bóng. Tôi nướng cà bằng lò nướng hiện đại, vừa nhanh lại không làm da cà cháy đen thui, nhưng sao cảm thấy cà không ngon bằng ngày xưa


Tôi nhớ cái cảm giác cho cà vào bếp than, có khi than nhiều quá cháy sém trái cà, phải nhanh tay cầm cuống cà, thả ngay trái cà vào nước lạnh cho nguội bớt. Ngồi bóc từng lớp vỏ cháy đen để lộ phần thịt trắng bên trong mà cứ suýt soa

Các bạn có thể tham khảo thêm lịch bay hà nội hồ chí minh cho những ai muốn đi du lịch đến thành phố mang tên Bác nhé!

Đại lý vé máy bay V&V Booking qua nhiều năm kinh nghiệm cùng đồng hành với hàng nghìn lượt khách hàng trong lĩnh vực hàng không và du lịch chúng tôi tự hào mang đến quý khách giá vé máy bay VietJetAir giá rẻ nhất.