Wednesday, February 26, 2014

Khám phá lễ hội đâm trâu độc đáo ở Tây Nguyên

Lễ hội Đâm trâu với biểu tượng cây nêu thần là một sinh hoạt văn hoá dân gian nổi bật nhất, mang tính tổng hợp cao, có ý tưởng mong muốn cuộc sống ấm no, hạnh phúc, trở thành một nghi lễ độc đáo trong các ngày hội của buôn làng như lễ hội mừng lúa mới, mừng nhà rông, mừng được mùa của người dân Tây Nguyên

Đây là những ngày hội thực sự mang những nét văn hóa truyền thống, thể hiện rõ yếu tố cộng đồng, tình yêu thiên nhiên, thần linh được gắn với nhau chặt chẽ, là sự kế tục truyền thống văn hóa xa xưa của người Tây Nguyên. Vé máy bay vietjetair Sài Gòn đi Buôn Ma Thuột của V&V Booking đang chờ đón bạn đến khám phá đó. Nhiều loại hình dân gian được huy động tham gia vào lễ hội này như âm nhạc, sân khấu, múa hát, múa kiếm, nghệ thuật tạo hình


Lễ đâm trâu, có nơi còn gọi là lễ ăn trâu. Đây là lễ hiến sinh, là sự "thông quan" giữa con người với giàng và thần linh, là lời cảm ơn giàng (trời), cảm ơn thần linh đã cho mưa thuận gió hoà, đã giúp cho dân làng ngăn cản muông thú, chim chóc không phá hoại rẫy nương, cho mùa màng tươi tốt, dân làng sống hoà thuận, vui vẻ, không xảy ra dịch bệnh...

Lễ hội đâm trâu góp phần làm nên bản sắc Tây nguyên. Từ người Stiêng, Bahnar, Cờ tu, Êđê, Xê đăng, Yẻh, Xeđrá đến người Brâu đâu cũng có lễ hội đâm trâu, dù nghi thức lễ hội mỗi nơi tuy có khác nhau nhưng mục đích thì giống nhau

Đây là một nét văn hóa của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên thể hiện rõ nét tinh thần dân tộc và đoàn kết của mọi thành viên trong cộng đồng. Lễ hội thường được tổ chức ở bãi đất trống trong làng. Đến ngày đầu tiên của lễ hội, tiếng cồng chiêng, thường là chiêng arap, nổi lên để mời gọi và đón tiếp thần linh cũng như những người tham dự và hoàn thành các bước chuẩn bị cho lễ hội. Trong suốt thời gian này, cồng chiêng liên tục nổi lên để khuấy động không khí


Để chuẩn bị cho tục đâm trâu, những thanh niên trai trẻ sẽ vào rừng chặt bốn cây to bằng bắp chân vài thước cao và bốn ngọn lồ ô đem về buôn làng. Sau đó họa khắc lên các cây và các ngọn lồ ô những hoa văn, họa tiết đặc trưng cho văn hóa tâm linh, địa hình kỳ bí và tín ngưỡng nơi đây.

Họ dắt một con trâu đắc ý đem buộc chặt vào cột “Gingga” trước sân nhà Rông. Có một cây lồ ô tượng trưng cho tay thần, cắm cao chính giữa. Trói thêm một con heo lớn áp sát vào cột để chứng tỏ sự trù phú của buôn làng

Bắt đầu khai hội thường vào giờ Sửu xế chiều. Những trai làng thành thạo có nhiệm vụ đánh trống và cồng chiêng. Đầu họ chít khăn đỏ, mặc áo lễ “Blan” hoặc mặc áo ló chui đầu, không tay, có thêu hoa văn sặc sỡ hai bên vạt áo, đóng khố hoa “Kteh” và trong tư thế sẵn sàng đợi lệnh trỗi nhạc. Các sơn nữ mặc áo “Phia” – một kiểu áo lễ của nữ giới, váy hoa “Kteh”, đầu chít khăn trắng tựa sắc lan rừng đang nở rộ. Mọi người trong buôn làng, từ già trẻ, gái trai xúng xính trong bộ áo quần mới nhất, trò chuyện líu lo nơi sân nhà Rông


Chủ trì ngày hội đâm trâu là một già làng, còn gọi là “Riu Yang” (thầy cúng). Riu Yang đứng nghiêm trang bên cột đang buộc con trâu, sau lưng ông là nam thanh nữ tú, ban nhạc cồng chiêng.

Sau khi mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng, thầy cúng khấn: Cầu xin thần trời – thần nước – thần núi- thần sông suối hãy đến đây chứng kiến ngày hội đâm trâu của dân làng. Cầu xin các thần linh thiêng hãy phù hộ cho dân làng trồng được nhiều lúa, nuôi được nhiều trâu bò, súc vật…  Sau đó cho dẫn ra một con trâu đực và cột chặt vào cây nêu với một sợi dây thật chắc được làm bằng vỏ cây rừng, gọi là cột Gưng. (Cột Gưng là một cây gỗ quí to lớn cao thẳng dựng lên sân tổ chức lễ hội đâm trâu, cột chia làm ba phần. Phần từ đất lên làm thành giàn cho già làng bước lên cúng tế. Phần thân cột được chạm trổ công phu các hình ảnh hoa văn, các màu sắc rực rỡ buộc các chùm tua ngũ sắc chuốt sợi từ thân nứa. Phần trên cùng là biểu tượng chim hoặc cá, dưới treo chùm ống nứa già gọi là toơng nơơng nhờ gió phát ra âm thanh)

Tiếng cồng chiêng lúc này ngừng lại để nhường lời cho vị già làng, chủ tế buổi lễ, phát biểu vài lời. Sau đó cồng chiêng lại tiếp tục nổi lên với một nhịp độ nhanh hơn và thúc giục hơn cho thanh niên thiếu nữ sẽ cùng vào nhảy múa theo điệu nhạc. Âm thanh sôi động trong những vũ điểu uyển chuyển, đa dạng của các sơn nữ khiến cho lễ hội thêm phần quyến rũ, hấp dẫn


Vũ nhạc của các sơn nữ lặng xuống cũng là lúc các chàng trai đầu chít khăn đỏ trong tay mang lưỡi kiếm sáng loáng nhảy ra múa tiếp. Nhảy múa một lúc, họ đặt vũ khí xuống, dùng những gậy gỗ dài một thước đấu với nhau. Tốp này vào nghỉ đã có tốp khác ra thay. Trong lúc họ múa, gái làng thi nhau té nước vào họ. Chàng nào tài hoa thì không bị ướt, chàng nào bị ướt nhiều tức là bị thần quở và có nguy cơ ế vợ.

Sau các màn múa hát họ bắt đầu đâm trâu. Chàng nào chỉ đâm một nhát mà trâu chết ngay thì được khen ngợi. Trâu ngã xuống bắt đầu xẻ thịt chia đều cho từng bếp trong buôn làng. Một phần thịt trâu được dành lại ăn uống chung tại nhà Rông. Đầu trâu được gác lên cột lề. Sáng ngày sau còn có lễ rước đầu trâu lên nhà Rông. Đầu trâu được chẻ ra làm món ăn. Riêng cặp sừng được giữ lại và treo lên vách nhà Rông. Người làng còn lấy máu trâu hòa với rượu để rửa những bảo vật truyền kiếp nhà Rông.

Trong suốt ngày và đêm này, mọi người sẽ nhảy múa theo tiếng chiêng. Ngoài ra còn có các hoạt động thi thố tài năng bằng đấu vật, đánh roi… để tranh giành bùa do già làng (pô khua) tặng. Và đặc biệt là các chiến binh ra nhảy múa, diễn lại cảnh đánh nhau và chiến thắng để khơi dậy dũng khí trong lòng mọi người tham dự. Tất cả mọi hoạt động đều được diễn ra xung quanh cây nêu có con trâu – vật tế lễ đã được buộc chặt


Theo nhịp trống, cồng chiêng, sáo bầu, các nữ tú nắm tay nhau thành vòng xoang (múa), các nam thanh dũng sĩ múa khiên, lao. Một nam thanh niên lực lưỡng cầm cây Peh (dao dài) sắc lẻm chặt đứt nhượng hai chân sau con trâu cho nó quị xuống không còn lồng lộn được nữa. Mũi lao của dũng sĩ cắm phập vào huyệt tử con trâu. Đầu con trâu được cắt ra bày lên mâm cúng thần rồi sau đó chủ lễ biếu khách là ân nhân số một của nhà mình năm qua. Thịt trâu phân phát cho mọi người dự lễ hội. Ai nấy nhận phần và chế biến thành món ăn truyền thống. Đọt mây rừng nướng lên chấm muối, rau nhiếp rừng thái nhỏ trộn thịt trâu làm món Biếp Kwanh, các món này ăn với cơm lam, cháo bồi, uống rượu cần.

Lễ hội đâm trâu với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống mang ý nghĩa nhân văn và tâm linh. Đỉnh cao và linh hồn của lễ hội là lúc mũi lao cắm vào tim con trâu, cùng lúc tiếng cồng chiêng, tiếng hát, những vũ điệu theo cột đâm trâu vút lên không trung tạo niềm tin mùa bội thu, hăng say lao động sản xuất trước cuộc sống thường trực bất trắc, thiên tai, địch họa. Để sinh tồn phát triển và vượt thách thức ấy con người cần giao lưu gắn kết cộng đồng, cùng hướng tới sức mạnh siêu nhiên qua hình ảnh các thần linh qua nghi lễ.


Đây cũng là lễ thể hiện sức mạnh, tinh thần thượng võ của cộng đồng, và vì thế những người được chọn ra đâm trâu phải là trai tráng, khoẻ mạnh, biết cách đâm làm sao để sau vài ba nhát giáo con trâu đã có thể ngã gục... Nơi tổ chức thường là trước nhà rông, nhà cộng đồng, hoặc dưới một tán cổ thụ, trong ánh lửa hồng hừng hực, trong lời cúng vừa vang vọng, vừa u trầm, trong vẻ mặt nhuộm hồng ánh lửa đầy trang trọng của dân làng...

Có ba vật thể hiện tâm linh của Lễ đâm trâu tại Tây Nguyên, đó là "cây nêu", Chiếc “gu” treo ở xà nhà; “Lá vang”

"Cây nêu" (hay còn gọi là cây cột lễ) là trung tâm của lễ đâm trâu. Nó vừa là chiếc cột để buộc con trâu tế, vừa là “cây hoa” trang trí, làm cầu nối giữa thế giới thần linh với con người. Cây nêu phướn cao tới 14m. Gốc nêu là nơi trang trí đẹp nhất với chiếc “mâm thần” xoè rộng. Trên đó, vẽ nhiều loại hoa văn bằng 3 màu: đen, đỏ, trắng là gam màu trang trí truyền thống của người Co. Thân nêu chạm khắc nhiều hình ảnh sinh động như thỏ, rùa, chim bay, cá lượn, bướm đậu cành hoa, khỉ ngồi gốc quế v.v… Ngọn nêu là những lá phướn đan bằng sợi giang xoè ra rất đẹp. Những bông hoa kết bằng xơ vỏ cây được điểm xuyết cũng góp phần làm cho cây nêu thêm rực rỡ. Trên đỉnh cây nêu là hình tượng chim chèo bẻo (Sip lít) và phượng hoàng đất (Sip rak) làm bằng gỗ tượng trưng cho tinh thần thượng võ của người Co cũng là linh vật được thờ cúng


Chiếc “gu” treo ở xà nhà là nơi ngự trị của thần linh. Nó mang dáng dấp một bông hoa xoè 8 cánh với 16 mảng hoa văn khác nhau. Ngoài ra, còn có chú khỉ bằng gỗ và một con chim đại bàng xoè cánh, được treo trước cửa ra vào, hình thức giống như con rối. Khi bước lên thêm mọi người giẫm vào thanh tre có sợi dây nối với chú khỉ làm chú giơ tay, gật đầu chào khách, còn chim đại bàng thì vỗ cánh như thật.

“Lá vang” là những tấm ván gỗ được chạm khắc tinh xảo treo ở gian chính giữa giống như bức đại tự trong nhà cổ người Việt. Thực chất là bức tranh liên hoàn phản ánh đời sống sinh hoạt, văn hoá, phong tục tập quán của người Co bằng một thứ ngôn ngữ hội háo rất sinh động. Thần lửa vị thần trông coi việc làm ăn sinh sống của gia đình. Vì Thần luôn bận mãi việc bếp núc nên không thấy được quang cảnh lễ hội vui vẻ bên ngoài nên thường thì dân làng làm tấm “la vang” treo ở cửa bếp mô tả hoành tráng về quang cảnh một lễ hội đâm trâu.

Nguồn: http://vietjetair.biz.vn/ve-may-bay-di-buon-ma-thuot/ve-may-bay-tp-ho-chi-minh-di-buon-ma-thuot-10888.html

Hòa vào không khí xuân bên ché rượu cần Tây Nguyên

Những người dân Tây Nguyên có những nét văn hóa khá độc đáo và thường thể hiện nó trong các lễ hội, ẩm thực khi mùa xuân về, mùa mà những buổi lên rẫy đã tạm dừng, mùa mà con trai, con gái thèm mặc áo mới

Cùng đặt vé máy bay vietjetair TP Hồ Chí Minh đi Buôn Ma Thuột giá rẻ với V&V Booking để khám phá những nét văn hóa độc đáo của người dân bản xứ nơi đây nhé !


Ngày buôn làng thu hoạch mùa màng xong, theo người Ê Ðê gọi là Mnắm Thun, người M'Nông gọi là Mhăm Bar, Bri Rhair... Khi ấy cũng là lúc mùa xuân sắp về. Các gia đình làm thịt trâu, lợn, mời nhau cùng đến chia vui với gia đình, với buôn làng. Và cũng là dịp các gia đình cúng tạ ơn các thần thánh, tổ tiên, hồn lúa và cầu mong sức khỏe cho gia đình, người thân...

Bên ché rượu cần, các món ăn của người Ê Ðê sử dụng các phụ gia hoàn toàn có ở trong rừng, quanh nhà, do vậy có những hương vị khá độc đáo. Tiếp xúc với nhiều người lớn tuổi, nghe già làng kể về cách chế biến những món ăn truyền thống, không ít người ngạc nhiên bởi các món ăn đó đều được chế biến từ rau, củ sẵn có trong thiên nhiên. Trong các món ăn của người Ê Ðê vị cay luôn chiếm hàng đầu


Chúng tôi đến buôn Tring, một buôn có nhiều đồng bào Ê Ðê nhất thị xã Buôn Hồ (Ðác Lắc). Buôn Tring hình thành cách đây gần 100 năm. Trước đây buôn có tên là Ea Ngo, nhưng do buôn thường tổ chức các lễ cúng (tiếng Ê Ðê gọi là tring) như cúng bến nước, thần núi, thần đất nên mọi người quen gọi là Tring. Nơi đây sản sinh ra truyền thuyết Dòng sông tóc, kể về một mối tình cảm động giữa hai chị em gái người

Ê Ðê với con trai của thần nước. Buôn Tring còn là quê hương của hai chiến sĩ cách mạng thời kháng chiến chống thực dân Pháp (Y Vang và Y Jôn Niê Kđăm). Người dân buôn Tring luôn có tinh thần đoàn kết, luôn có ý thức trong lưu giữ những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình. Già làng Y Thin kể: Buôn Tring còn lưu giữ nhiều tập quán tốt của dân tộc mình và luôn được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền


Những ngày Xuân ở Tây Nguyên, cũng là lúc đồng bào các dân tộc tổ chức lễ mừng năm mới. Trong lễ hội, ngoài cơm rượu no say còn có nhiều trò chơi như đẩy gậy, múa kiếm, bắn nỏ. Tất cả các lễ hội, các cuộc vui của đồng bào Tây Nguyên không bao giờ thiếu tiếng cồng chiêng.

Nói đến cồng chiêng, chúng tôi nhớ tới Y Nuếc, ở buôn Trấp, huyện Lắc (Ðác Lắc) và già làng Y Te, ở buôn M'Liêng, xã Ðác Liêng. Hai người có cái thú giống nhau là mê chiêng. Hiện Y Te vẫn còn giữ ba bộ chiêng quý với 30 chiêng lớn nhỏ.

Cứ mỗi độ Xuân về, tiếng chiêng lại ngân vang cả núi rừng làm cho mọi người rộn rã với tiết Xuân hơn trong những ngày mừng năm mới.

Nguồn: http://vietjetair.biz.vn/ve-may-bay-di-buon-ma-thuot/ve-may-bay-tp-ho-chi-minh-di-buon-ma-thuot-10888.html

Chiêm ngưỡng 4 dòng thác hùng vĩ nhất ở Đắk Lắk

Xứ sở đại ngàn đây nguyên nổi tiếng với những dòng thác hùng vĩ mang đậm chất núi rừng nơi đây. Hãy cùng V&V Booking đến nơi đây khám phá những dòng thác đó với vé máy bay vietjetair TP Hồ Chí Minh đi Buôn Ma Thuột giá rẻ nhé

Với đường bay từ TP Hồ Chí Minh - Buôn Ma Thuột của hãng Vietjetair chỉ với 670.000 VNĐ là bạn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của 4 dòng thác hùng vĩ nhất ở Đăk Lăk này nhé ^^

Thác Đray K'nao

Không tuôn ào ạt từ trên cao như những ngọn thác khác của cao nguyên này, dòng nước của thác Đray K'nao vặn mình uốn lượn qua những tảng đá to chắn ngang, những chùm rễ si siết chặt vào nhau như muốn tìm đến nơi nào đó mênh mông hơn, tạo nên những âm thanh hùng hồn như những khúc sử thi của vùng đất này. Những bóng cây cổ thụ, những tảng đá san sát, rộng rãi thoải mái cho du khách ngả lưng, nghe chênh vênh đất trời, nghe chim hót, nghe nước mát rượi dưới chân


Thác Krông Kmar


Không bắt nguồn từ sông Sêrêpốk như những ngọn thác khác, Krông Kmar bắt nguồn từ một dòng sông treo mình trên đỉnh núi. Vì thế, nhìn từ xa, thác trông như mái tóc dài sơn nữ chảy giữa đỉnh Cư Yang Sin hùng vĩ, rồi vươn dài tắm mát cho những đồng lúa xanh rì của huyện Krông Bông.

Nét duyên riêng của thác là những phiến đá hiền lành say ngủ giữa lòng thác trông như đàn voi đang ngâm mình trong nước sau một chuyến đi dài. Khuyết điểm lớn nhất của thác này là đường tới đây rất khó đi. Thác Krông Kmar thuộc thị trấn Krông Kmar, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk.

Thác Bay

Nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, thác Bay quyến rũ du khách bởi nét hoang sơ của dòng nước cao hơn 20m, xô đẩy vào nhau nổi bật trên cái màu xám, cái gai góc của những tảng đá xung quanh, cả nét mềm mại của những dòng nước ẩn hiện giữa những đám rễ phụ của cây rừng đan xen vào nhau, hay nét hoang dã của ngọn thác chưa có sự xâm phạm quá nhiều của con người.

Ngoài việc chiêm ngưỡng dòng thác, du khách còn chiêm ngưỡng khu bảo tồn Ea Sô, ngắm những con thú tung tăng đi lại hay thưởng thức món cá suối nướng thơm ngon


Thác Bảy Nhánh

Thác Bảy Nhánh thuộc buôn N‟DRêch, xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 35km về hướng tây bắc.

Nhìn từ trên cao nhìn xuống, thác Bảy Nhánh như một bàn tay khổng lồ có bảy ngón xòe ra giữa, mà “cổ tay” là đầu thác rộng khoảng 500m. Mỗi nhánh của thác khi đổ xuống lòng hồ sâu dưới chân thác phân nơi đây thành những địa hình khác nhau. Nhánh thứ nhất dày đặc cây và si. Nhánh hai, ba, bốn bốn có nhiều ghềnh đá nhô ra tạo nên những bậc nước khác nhau. Nhánh thứ năm là bãi đá suối nhẵn bóng. Khi mệt mỏi có thể nghỉ ngơi, uống rượu cần trên các sàn gỗ dựng các cành trên cành si nghe tiếng gió, tiếng nước


Ngoài cảm giác phiêu lưu khi lách qua những rễ si, những cây cổ thụ to lớn khi đến thác, việc cưỡi voi dạo rừng, hay lang thang trên suối bằng xuồng độc mộc cũng thú vị không kém

Nguồn: http://vietjetair.biz.vn/ve-may-bay-di-buon-ma-thuot/ve-may-bay-tp-ho-chi-minh-di-buon-ma-thuot-10888.html

Monday, February 24, 2014

Thần dược quý ở xứ sở Đảo Ngọc "Cây Mật Nhân"

Thiên nhiên rất ưu đãi cho hòn Đảo Ngọc quý Phú Quốc với nhiều thần dược quý, trong số đó phải kể đến Cây Mật Nhân vô cùng hiếm. Vé máy bay đi Phú Quốc của V&V Booking sẽ đưa bạn đến nơi đây khám phá những loại thần dược nhé

Cây Mật nhân hay còn gọi là cây Bá bệnh, tên khoa học là Eurycoma Longifolia Jack (hay là Tongkat ali), thuộc họ Thanh thất (Simaroubaceae ) - là cây thuốc quý có khả năng trị nhiều bệnh.


Đây là loại cây mọc hoang trong những cánh rừng thưa vùng Đông Nam Á. Ở nước ta cây mọc ở các tỉnh miền Trung, Tây nguyên và miền Đông Nam bộ.

Cây cao khoảng 15m, thường mọc dưới tán lá của những cây lớn. Có lông ở nhiều bộ phận. Lá cây dạng kép không cuống gồm từ 13 - 42 lá nhỏ sánh đôi và đối nhau.

Mặt lá trên màu xanh, mặt dưới màu trắng. Đây là loại cây đơn tính khác gốc (dioecious) nên mỗi cây chỉ trổ hoa đực hoặc hoa cái. Hoa màu đỏ nâu thành chùm kép hay chùm tán mọc ở ngọn, nở vào tháng 3 - 4 hằng năm. Mỗi hoa có 5 - 6 cánh rất nhỏ. Cây kết quả vào tháng 5 - 6. Quả non màu xanh, khi chín đổi sang màu vàng hay đỏ sẫm. Quả hình trứng hơi dẹt, có rãnh ở giữa dài từ 1 - 2cm, ngang 0,5 - 1cm, chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn


Cây Mật nhân có thân gỗ, cao từ 4-8m, thân nhỏ ít phân cành. Loài cây này có lá kép, không cuống, mọc đối, mặt trên xanh bóng, mặt dưới trắng mốc. Cuống lá màu nâu đỏ. Cụm hoa hình chùm tán mọc ở ngọn. Hoa và bao hoa phủ đầy lông màu đỏ nâu. Quả hình trứng hơi dẹt, có rãnh giữa, khi chín màu vàng đỏ chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn. Mùa hoa quả tháng 3 đến tháng 11

Theo kinh nghiệm dân gian, thân cây, rễ cây mật nhân (có vị đắng, tính mát) phơi khô tẩm rượu sao vàng sắc uống, hoặc tán bột làm viên uống để trị bệnh. Vỏ thân mật nhân dùng làm thuốc bổ, chữa trị ăn uống không tiêu, phối hợp với rễ chữa đau lưng, nhức mỏi, đau bụng kinh của phụ nữ. Quả chín ăn được, chữa lỵ và tiêu chảy. Lá nấu nước trị ghẻ, lở ngứa. Một tác dụng khác của cây Mật nhân đã được chứng nhận với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học là khả năng tăng cường sức khoẻ tình dục cho nam giới, kích thích cơ thể tăng tiết hormon giới tính nam (testosteron)  một cách tự nhiên


Để sử dụng mật nhân chữa bệnh, người dân cần có chỉ định của các thầy thuốc, lương y có kinh nghiệm. Những người có đề kháng yếu, trong cơ thể mang nhiều bệnh liên quan đến nội tạng như gan, mật, dạ dày… nếu dùng mật nhân sẽ nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là phụ nữ có thai không nên dùng cây này làm thuốc.

Các bạn nên tham khảo kĩ cho mình lịch bay vietjetair một cách an toàn và lựa chọn 1 cách thật chính xác trước khi đi du lịch nhé các bạn.

Nguồn: http://vietjetair.biz.vn/ve-may-bay-noi-dia/ve-may-bay-di-phu-quoc-2868.html

Đồi mồi mỏ diều hâu động vật quý hiếm ở xứ Đảo Ngọc

Đồi mồi mỏ diều dâu là một trong những loài động vật quý hiếm ở xứ sở Đảo Ngọc Phú Quốc và đang được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Hãy đến với V&V Booking và đặt vé máy bay vietjetair đi Phú Quốc giá rẻ, chúng tôi sẽ đưa bạn đến khám phá loài động vật này

Đồi mồi mỏ Diều hâu được tìm thấy trên khắp các vùng biển nhiệt đới của Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Chúng không sống ở các vùng nước sâu mà thích bờ biển có nhiều hải miên và dễ dàng tìm được các bãi cát có thể làm ổ đẻ trứng


So với các loài rùa biển khác, đồi mồi mỏ diều hâu không phải là loài có kích thước lớn, chúng có thể phát triển đến khoảng 114 cm (45 inch) chiều dài mai và nặng khoảng 68 kg (150 pounds). Khi còn bé, mai của chúng có  hình trái tim, nhưng khi trưởng thành mai kéo dài hơn. Mai của chúng dày và có vân nâu nổi bật. Loài đồi mồi này có mỏ nhọn giống như diều hâu, đó là lý do người ta gọi chúng là Đồi mồi mỏ diều hâu. Một đặc điểm nữa của loài đồi mồi này là cặp móng vuốt. Con đực có móng vuốt dài, đuôi dày hơn và màu sáng hơn so với con cái.

Người ta thường bắt gặp Đồi mồi mỏ diều hâu ở gần các rạn san hô, vì có nhiều hải miên là món ăn ưa thích của chúng. Đồi mồi này ăn tạp nên cũng ăn cả động vật thân mềm, tảo biển, động vật giáp xác, nhím biển, cá và sứa. Tấm mai cứng của chúng bảo vệ chúng khỏi nhiều kẻ thù, nhưng chúng vẫn trở thành con mồi đối với những con cá lớn, như cá mập, cá sấu, bạch tuộc và con người


Đồi mồi mỏ diều hâu di cư đáng kinh ngạc. Chúng di chuyển rất xa từ nơi kiếm ăn đến các bãi biển làm ổ đẻ trứng, thường là các bãi biển nhiệt đới. Chúng thường giao phối 2-3 năm một lần và thường diễn ra trong vùng nước nông gần bờ. Khi sắp đến lúc sinh nở, những con rùa cái rời biển lên bờ để lựa chọn khu vực đẻ trứng.

Chúng đào hố trong cát, đẻ đầy trứng vào đó và lấy cát phủ lên. Thường chúng sẽ tạo ra nhiều vị trí khác nhau để ngụy trang. Sau đó rùa  mẹ trở về biển, để lại những quả trứng sẽ nở trong khoảng 60 ngày. Thời gian nguy hiểm nhất trong cuộc sống của những con rùa mới nở là hành trình từ ổ ra biển. Luôn có những con rắn rình mò, cua và đàn mòng biển sẽ ngấu nghiến các chú rùa non. Chính vì vậy chúng phải chạy rất nhanh ra biển trong thời gian ngắn nhất


Giống như nhiều loài rùa biển khác, Đồi mồi mỏ diều hâu đang trong tình trạng nguy hiểm, hãy cùng Vietjetair chung tay bảo vệ loài động vật quý hiếm này nhé

Nguồn: http://vietjetair.biz.vn/ve-may-bay-noi-dia/ve-may-bay-di-phu-quoc-2868.html

Khám phá sự đa dạng du lịch sinh thái ở xứ Đảo Ngọc

Thiên nhiên ban tặng cho Phú Quốc một nguồn tài nguyên du lịch sinh thái vô cùng phong phú, chính vì vậy nơi đây hàng năm thu hút rất nhiều khu khách đến khám phá

Tại sao bạn không thử đặt vé máy bay vietjetair Sài Gòn đi Phú Quốc giá rẻ đến đây thử một lần cùng V&V Booking xem sao nhé!


Câu mực đêm Phú Quốc

Đi dạo dọc bờ biển vào buổi tối, du khách có thể nhìn thấy ở phía xa ngoài khơi cuộc sống của các ngư phủ vẫn hối hả với các ngọn đèn lung linh huyền ảo. Đó chính là lúc để trải nghiệm những giây phút vừa thư giãn vừa thú vị cùng thủy thủ đoàn với hoạt động câu mực đêm. Sẽ không gì bằng khi chính tay bạn câu được những con mực đang săn mồi dưới biển hay vớt được những chú cá kiếm, cá xanh xương đang nổi mình trên mặt biển. Chiến lợi phẩm là mực câu hay cá vốt được sẽ được phục vụ ngay trên tàu


Bơi, lặn ngắm san hô

Hệ sinh thái biển đa dạng thuộc quần đảo Nam An Thới, bao gồm hòn Thơm, hòn Mây Rút Trong, hòn Gầm Ghì, hòn Móng Tay...và một số hòn đảo nhở phía bắc đảo như hòn Móng Tay, hòn Đồi Mồi và hòn Thầy Bói là nơi lý tưởng để du khách khám phá thế giới đại dương. Rạng san hô Phú Quốc khá đa dạng với 260 loài (252 loài san hô cứng và 8 loài san hô mềm) thuộc 49 giống của 14 họ, cùng với rất nhiều loài cá rạn san hô, như cá Mú, cá Sơn, cá Bàng Chải, cá Mó, cá Đổng...và các loài hải miên, nhiễu thể .... tạo nên một thế giới vô cùng phong phú và hấp dẫn


Du khách có thể ngắm san hô tại các vùng nước nông quanh hòn Thơm, hòn Gầm Ghì, hòn Đồi mồi bằng kính và ống thở đơn giản (snorkeling) hay tham gia các chuyến thám hiểm đại dương dưới độ sâu 6-8 mét bằng các thiết bị lặn chuyên nghiệp

Đi xe đạp dạo quanh bờ biển Phú Quốc

Dọc bờ biển bãi Trường, bãi Dài, xuyên qua những cánh rừng nguyên sinh Gành Dầu... là những tuyến đường lý tưởng cho việc đạp xe dã ngoại, ngoại trừ một vài lần ... hít bụi, khi có chiếc xe vượt qua


Đi bộ, trekking và đi thuyền

Phú Quốc là hòn đảo có đầy đủ các điều kiện tự nhiên để tổ chức du lịch khám phá, du lịch sinh thái. Danh sách các con suối tự nhiên luôn làm du khách háo hức. Suối Đá Ngọn, suối Tiên, suối Đá Bàn, suối Tranh... mỗi nơi một vẻ đầy hấp dẫn và cũng nhiều thử thách. Để đến với các con suối du khách có thể có thêm một trải nghiệm nữa khi đi bằng xe máy trên những con đường đất đỏ...khá lầy lội sau cơn mưa, hay sẽ phủ lên người bạn một lớp bụi đất đỏ đặc trưng của Phú Quốc


Vườn Quốc gia Phú Quốc là một địa chỉ đầy hứa hẹn cho những chuyến đi khám phá rừng nguyên sinh, rừng tràm và hệ động thực vật phong phú cùng vô số những bãi biển đẹp ẩn hiện sau những cánh rừng. Những bụi phong lan bám trên cành cổ thụ hay đơn giản chỉ bò trên những tảng đá lớn luôn khiến du khách ngỡ ngàng.

Sông Dương Đông, sông Cửa Cạn, sông rạch Tràm với rừng Tràm, rừng Cóc đỏ, những cây Nhum gầy guộc chen chúc với đám Đước, Su Ổi dọc bờ sông ... là nguồn cảm hứng vô tận đối với những người yêu thiên nhiên

Phòng bán vé máy bay vietjetair giá rẻ V&V Booking xin chúc các bạn có một chuyến đi du lịch đúng nghĩa.

Nguồn: http://vietjetair.biz.vn/ve-may-bay-di-phu-quoc/ve-may-bay-vietjetair-tp-ho-chi-minh-di-phu-quoc-11488.html

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp rừng cây tuyệt đẹp ở xứ Tây Nguyên đại ngàn

Đến với Tây Nguyên không chỉ được thưởng thức những món ăn đặc sản vừa mới lạ hấp dẫn, bạn còn có những cơ hội khám phá vẻ đẹp của những cánh rừng xứ đại ngàn tuyệt đẹp

Không phải bạn đến Tây Nguyên vào thời gian nào cũng có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp hấp dẫn của rừng núi nơi đây. Hãy cùng đặt vé máy bay Sài Gòn đi Buôn Ma Thuột tại đại lý V&V Booking. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn tận tình chu đáo nhất khi đến với xứ sở Tây Nguyên này


Các bạn có thể tham khảo giá vé máy bay của hãng Vietjetair đi Buôn Ma Thuột

Điểm Xuất Phát
Điểm Đến
Hãng Hàng Không
Giá Vé
TP Hồ Chí Minh
TP Buôn Ma Thuột
Vietjetair
571.000 VNĐ

Tây Nguyên được chia ra làm hai mùa rõ rêt, đó là Mùa khô và Mùa Mưa. Mùa khô ỏ Tây Nguyên thì nắng và gió, rất là nhiều khắc nghiệt, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Nhưng mùa khô rừng Tây Nguyên vẫn có vẻ đẹp riêng của nó: Rực rỡ, xen lẫn nét cổ sơ; vừa thơ mộng kỳ vĩ, vừa huyền bí, lạ lùng. Mùa mưa ở Tây Nguyên thì kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4


Đấy là lý do khiến tôi đến vùng rừng biên giới Đắk Lắk – Mônđônkiri để ghi lại vẻ đẹp của rừng khộp lúc bình minh lên, lúc hoàng hôn đến lúc ta nhìn thẳng vào thân cây, lúc nhìn lên ngọn cây


Bên cạnh rừng khộp là rừng bằng lăng biên giới thuộc Vườn quốc gia Yốk Đôn. Có lẽ đây là rừng bằng lăng giàu có và đẹp nhất Việt Nam.


Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề. Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500m, cao nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800m, cao nguyên Mdrak cao khoảng 500m, Đắk Lắk cao khoảng 800m, Mơ Nông cao khoảng 800-1000m, Lâm Viên cao khoảng 1500m và Di Linh cao khoảng 900-1000m. Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao

Tây Nguyên có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùng khí hậu, gồm Bắc Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai), Trung Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông), Nam Tây Nguyên (Lâm Đồng). Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam.

Tây Nguyên là khu vực ở Việt Nam có nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn

Phòng bán vé máy bay vietjetair V&V Booking xin chúc các bạn có một chuyến đi du lịch đúng nghĩa.

Nguồn: http://vietjetair.biz.vn/ve-may-bay-di-buon-ma-thuot/ve-may-bay-tp-ho-chi-minh-di-buon-ma-thuot-10888.html